Tìm hiểu về kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hiện nay các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh xuất hiện ngày càng nhiều. Từ góc độ của ngành nuôi trồng thủy sản, chúng ta cần hiểu về vi khuẩn kháng thuốc trong môi trường nước và hậu quả bất lợi của việc sử dụng kháng sinh phổ rộng để quyết định lựa chọn phương pháp phòng trị bệnh hiệu quả, an toàn.

kháng kháng sinh
Sử dụng kháng sinh không đúng cách là nguyên nhân dẫn đến kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.

Tác động của nuôi trồng thủy sản với kháng kháng sinh

Để chống lại dịch bệnh và duy trì lợi nhuận kinh tế, các trang trại nuôi trồng thủy sản đã sử dụng kháng sinh thường xuyên trong sản xuất thâm canh. Môi trường dưới nước tạo điều kiện lý tưởng để vi khuẩn kháng thuốc lây lan vì hai lý do: (1) bởi khả năng xâm nhập cao, nước có vi khuẩn mang gen kháng kháng sinh dễ dàng lây lan đến vùng nước an toàn, (2) nước là môi trường thuận lợi để chuyển gen giữa vi khuẩn (chuyển gen theo chiều ngang). Việc trao đổi gen liên quan đến kháng kháng sinh thậm chí còn đáng lo ngại hơn vì vi khuẩn kháng thuốc không gây bệnh cho người có thể chuyển gen kháng thuốc của chúng sang một số mầm bệnh ở người. Cần phải xem xét cộng đồng vi khuẩn trong một môi trường là một mạng lưới, vi khuẩn có vị trí trung tâm có thể đóng vai trò chuyển tiếp giữa một số vi khuẩn không thể trao đổi trực tiếp vật liệu di truyền.

kháng sinh, kháng kháng sinh
Sơ đồ vi khuẩn lấy hoặc trao đổi ADN theo chiều ngang.

Tác dụng bất lợi của kháng sinh đối với hệ vi sinh vật trong ao nuôi trồng thủy sản

Giống như tất cả sinh vật đa bào, các đối tượng nuôi của ngành thủy sản cũng sống kết hợp chặt chẽ với hệ vi sinh vật bao gồm hàng trăm loài vi khuẩn. Bộ gen lớn của cộng đồng vi sinh vật quanh vật chủ có thể bổ sung cho các quá trình trao đổi chất để chuyển hóa dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch của vật chủ, thậm chí cả điều chỉnh nhận thức và hành vi. 

Khi dịch bệnh xảy ra, để xác định chính xác chủng vi khuẩn gây bệnh sẽ tốn nhiều công sức và thời gian. Do đó, các kháng sinh phổ rộng nhắm vào hàng loạt vi khuẩn thường được ưu tiên, khi đó kháng sinh không những tác động đến vi khuẩn gây bệnh mà một loạt các loài vi khuẩn khác trong hệ vi sinh vật bao gồm cả lợi khuẩn đều bị tấn công. Những đóng góp có lợi của hệ vi sinh vật trong ao nuôi có thể bị phá vỡ sau khi điều trị bằng kháng sinh phổ rộng, điển hình như: mất lợi khuẩn tiêu hóa gây bệnh đường ruột, xuất hiện đáp ứng đề kháng với các kháng nguyên vô hại, thiếu hụt trong chuyển hóa dẫn đến tăng nhạy cảm với nhiễm trùng cơ hội, giảm miễn dịch tự nhiên với các mầm bệnh,…

kháng sinh, kháng kháng sinh
Sự xuất hiện của mầm bệnh kháng thuốc sau khi điều trị bằng kháng sinh phổ rộng

(1) Tương tác giữa vật chủ và hệ vi sinh vật giảm thiểu mầm bệnh (tế bào màu đỏ) bằng đối kháng trực tiếp hoặc thông qua điều chỉnh phản ứng miễn dịch của vật chủ.

(2) Áp dụng phương pháp điều trị bằng kháng sinh phổ rộng nhắm vào mầm bệnh cũng như lợi khuẩn không gây bệnh của hệ vi sinh vật tự nhiên, do đó dẫn đến rối loạn sinh lý, tức là làm gián đoạn các tương tác giữa lợi khuẩn và vật chủ. Vi khuẩn mang gen kháng kháng sinh (tế bào màu đỏ có thành tế bào màu xanh) xuất hiện.

(3) Vi khuẩn kháng kháng sinh phát triển mạnh và thay thế vào chỗ lợi khuẩn bị giết khi điều trị bằng thuốc kháng sinh. Do đó, vật chủ không còn đầy đủ khả năng miễn dịch tự nhiên với mầm bệnh.

Việc sử dụng quá nhiều kháng sinh tăng khả tạo ra dòng vi khuẩn gây bệnh mang gen kháng thuốc do vi khuẩn sống sót sau đợt điều trị  biến đổi ADN để chống lại tác dụng của thuốc kháng sinh, sau đó vi khuẩn trong ao trao đổi vật liệu di truyền giữa các tế bào, khi đó có thể vi khuẩn không gây bệnh nhưng mang gen kháng thuốc chuyển gen kháng thuốc của chúng sang vi khuẩn nhạy cảm nhưng gây bệnh, do đó làm tăng khả năng mang mầm bệnh của vi khuẩn gây bệnh.

Như vậy, việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể làm giảm sự bùng phát bệnh trong thời gian ngắn nhưng có thể khiến xuất hiện của mầm bệnh kháng kháng sinh trong thời gian dài. Hơn nữa, mất đi sự hỗ trợ của hệ vi sinh vật tự nhiên sẽ làm trầm trọng thêm các tác động của mầm bệnh kháng thuốc này đối với sức khỏe tôm cá.

Lựa chọn thay thế kháng sinh

Trong bối cảnh một số chủng vi khuẩn đang kháng đa thuốc thì việc xem kháng sinh – nhất là kháng sinh phổ rộng là lựa chọn chính để trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản là điều đáng lo ngại. Thực tế sản xuất đòi hỏi các phương pháp điều trị mới để thay thế cho kháng sinh, nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh và ngăn chặn sự xuất hiện của các chủng vi khuẩn kháng thuốc mới. 

Những phương pháp thay thế kháng sinh được kỳ vọng có thể sử dụng phổ biến bao gồm: 

(1) Men vi sinh: hiện nay các chế phẩm sinh học đã được sử dụng rộng rãi và mang lại kết quả rất tốt. Các chủng lợi khuẩn sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản là: Bacillus, Lactobacillus, Nitrosomonas, Nitrobacter... 

(2) Thực thể khuẩn (Phages): là một thể “ăn” vi khuẩn có thể gây bệnh và tiêu diệt vi khuẩn. Việc sử dụng các sinh vật này là một lựa chọn khả quan, tuy nhiên vẫn đang nghiên cứu thử nghiệm ở quy mô nhỏ.

(3) Peptide kháng sinh (AMPs) là một đoạn peptide hoặc một protein nhỏ có khả năng kháng lại vi sinh vật. Rất nhiều loài thủy sản có khả năng sản sinh petide kháng sinh khác nhau. Những loại AMPs này sẽ được sử dụng trong công nghiệp dược liệu và được sử dụng để kháng vi khuẩn kháng thuốc.

Trong một số trường hợp, kháng sinh vẫn là lựa chọn không thể thay thế để ngăn chặn dịch bệnh, nhưng cần sử dụng hợp lý và thận trọng. Ngoài ra, không nên chỉ dựa hoàn toàn vào kháng sinh, đặc biệt là về lâu dài để chống lại bệnh do vi khuẩn. Điều cần thiết trong bối cảnh nuôi trồng thủy sản là giảm các nguồn ô nhiễm tiềm ẩn, cải thiện cân bằng môi trường vi khuẩn trong ao nuôi để nâng cao đề kháng tự nhiên của tôm cá.

Theo The Rise and Fall of Antibiotics in Aquaculture - Antony T. Vincent, Jeff Gauthier, Nicolas Derome, and Steve J. Charette

Đăng ngày 31/10/2019
THẢO NGUYỄN Lược dịch
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 04:27 29/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 04:27 29/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 04:27 29/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 04:27 29/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 04:27 29/12/2024
Some text some message..