Tìm hướng mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn về thị trường xuất khẩu, đồng thời phải "gánh vác" thách thức lớn trong công tác gỡ “thẻ vàng” của EC, nhưng ngành thủy sản đã và đang có nhiều giải pháp phù hợp, tận dụng cơ hội cho thị trường xuất khẩu.

Sơ chế nghêu
Năm 2019, ngành thủy sản tiếp tục duy trì tăng trưởng, với tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt 6,25% so với năm 2018

Xuất khẩu thủy sản ước đạt 8,6 tỷ USD  

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  - NN&PTNT), năm 2019, ngành thủy sản tiếp tục duy trì tăng trưởng, với tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt 6,25% so với năm 2018, tổng sản lượng đạt khoảng 8,15 triệu tấn, tăng 4,9%. Trong đó sản lượng khai thác đạt 3,77 triệu tấn, tăng 4,5%; nuôi trồng đạt 4,38 triệu tấn, tăng 5,2%; kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 8,6 tỷ USD.

Theo ông Phạm Quang Toản, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Tổng cục Thủy sản), khó khăn nổi bật nhất với thủy sản trong năm 2019 là ngành hàng cá tra và tôm phải đối mặt với nhiều thách thức khi giá nguyên liệu giảm, trong khi giá nhiên liệu tăng, cộng với rào cản kỹ thuật của một số nước nhập khẩu đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu… Trước thực tế đó, ngành thủy sản đã có nhiều giải pháp phù hợp, tận dụng cơ hội cho thị trường xuất khẩu. 

Đơn cử như, từ đầu tháng 3 đến tháng 9/2019, giá tôm nước lợ giảm do một số nguyên liệu cạnh tranh từ xuất khẩu của Ấn Độ và Ecuador và sản lượng tồn kho từ năm 2018. Trong khi, Trung Quốc siết chặt kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc tại biên giới,  cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn biến khó lường, Tổng cục Thủy sản đã đánh giá thị trường, định hướng sản xuất, tiêu thụ tôm phù hợp, thực hiện hiệu quả việc hợp tác, liên kết theo chuỗi để gắn  với thị trường, giảm thiểu rủi ro đối với sản phẩm xuất khẩu. Đồng thời, nhu cầu thị trường nhích lên, sản lượng và giá tôm được cải thiện, tạo đà cho Xuất khẩu tôm những tháng cuối năm 2019 và đầu năm 2020. Nhờ đó, ước cả năm 2019, diện tích nuôi đạt 720.000 ha, sản lượng tôm nước lợ ước đạt 750.000 tấn, gần bằng so với năm 2018.

Tương tự, cá tra cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, khi diện tích ươm giống, nuôi thương phẩm ở một số địa phương tăng dẫn đến dư cung, kim ngạch xuất khẩu đi một số thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc bắt đầu giảm từ tháng 3/2019. Ả rập - Xê út vẫn đóng cửa đối với sản phẩm thủy sản Việt Nam, một số quốc gia lân cận đã phát triển nuôi cá tra... dẫn đến việc giá cá tra nguyên liệu đã giảm từ cuối tháng 3 đến nay, sau 2 năm tăng trưởng liên tục. 

Để khắc phục tình trạng này, Tổng cục Thủy sản đã chỉ đạo các tỉnh triển khai một số giải pháp để duy trì mục tiêu tăng trưởng năm 2019, đồng thời phối hợp tăng cường kiểm tra điều kiện chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá tra; triển khai Đề án cá tra 3 cấp, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất cá tra, thực hiện Đề án sản phẩm quốc gia cá da trơn... Vì vậy, tổng diện tích nuôi cá tra năm 2019 dự kiến đạt 6,6 nghìn ha (tăng 22,2% so với năm 2018), sản lượng đạt 1,42 triệu tấn, tương đương với năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu cá tra dự kiến đạt 1,9 tỷ USD, giảm khoảng 12% so với cùng kỳ 2018.

Nâng cao giá trị xuất khẩu thích ứng với thị trường thế giới   

Về định hướng nhiệm vụ trong năm 2020, ông Trần Đình Luân - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, ngành thủy sản đặt mục tiêu tổng sản lượng đạt khoảng 8,2 triệu tấn, tăng 0,6% so với ước thực hiện năm 2019; sản lượng cá tra đạt 1,42 triệu tấn, tương đương so với năm 2019; sản lượng tôm các loại 850.000 tấn, tăng 3,7%;  kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 10 tỷ USD, bằng 116,3% so với năm 2019.

Theo đó, ngành thủy sản tiếp tục triển khai hiệu quả các nội dung về nuôi trồng thủy sản tại Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn. Trong đó chú trọng tập trung vào công tác đăng ký cấp giấy xác nhận (mã số) cơ sở nuôi tôm nước lợ, cá tra, nuôi lồng bè… Đồng thời, phát triển nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao theo hướng nâng cao giá trị thương mại và phát triển bền vững…

Theo ông Trần Đình Luân: “Khi áp dụng Luật Thủy sản mới, cá tra, tôm là 2 đối tượng chủ lực và sẽ chịu nhiều áp lực, nhiều yêu cầu khi muốn xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Do đó, để đạt mục tiêu xuất khẩu đề ra, nông dân, doanh nghiệp cần đáp ứng đúng những đòi hỏi của thị trường, trong đó, có yếu tố vô cùng quan trọng để có thể truy xuất được nguồn gốc là phải cấp mã số. Việc cần làm trước mắt là nông dân, doanh nghiệp cần đăng ký cấp mã số trước khi xuất khẩu sản phẩm thủy sản của mình ra thế giới. Ngoài ra, với mỗi một thị trường có yêu cầu, đòi hỏi riêng. Ví dụ truy xuất nguồn gốc, không xả thải ra môi trường… Đáng chú ý, không thể bỏ qua vấn đề liên kết để sản xuất”. 

Đặc biệt, để đạt mục tiêu xuất khẩu thủy sản năm 2020, ngành thủy sản tập trung khai thác tốt các thị trường truyền thống gắn với phát triển các thị trường mới bằng cách đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Bên cạnh đó, 31 doanh nghiệp tôm của Việt Nam vừa được Bộ Thương mại Mỹ cho hưởng mức thuế chống bán phá giá 0%, là điều kiện tốt để gia tăng xuất khẩu. Hiện các đơn hàng ở Mỹ tăng dần lên, bởi phía Mỹ giảm nhập khẩu tôm của Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc. Ngoài ra, xuất khẩu tôm sang châu Âu, Hàn Quốc, Canada, Nhật Bản… có chuyển biến tích cực. Ấn Độ đã hết vụ sản xuất tôm chính, nên giá tôm trên thế giới có xu hướng tăng lên, điều này cũng mang đến cho tôm Việt Nam những cơ hội.

Đối với cá tra, vấn đề cấp thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững là gia tăng sản lượng nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá thành hợp lý, thân thiện môi trường trong sản xuất; duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, gia tăng sản phẩm cá tra tiêu thụ nội địa.

Thời báo tài chính
Đăng ngày 31/12/2019
Khánh Linh
Kinh tế

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 05:33 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 05:33 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 05:33 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:33 23/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 05:33 23/12/2024
Some text some message..