Tìm lời giải cho vấn đề “Môi trường thủy sản”

Hiện nay, vấn đề biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn ra hết sức căng thẳng, không chỉ ảnh hưởng đến các loài động vật trên cạn, mà dưới biển cũng đang phải chịu những hậu quả nặng nề từ vấn đề trên.

Nuôi trồng thủy sản
Môi trường ảnh hưởng như thế nào trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc

Chính vì thế, phải nhanh chóng đề ra những giải pháp để giảm thiểu hết mức thiệt hại và thích ứng với biến đổi khí hậu trong ngành nuôi trồng thủy sản. 

Bài toán cần giải? 

Đi đôi với việc phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây thì việc mà người nuôi trồng phải gia tăng lượng hóa chất và kháng sinh cũng ngày càng nhiều. Chính điều đó đã tác động lớn đến hầu hết các môi trường nuôi thủy sản của bà con nông dân, gây ra tình trạng ô nhiễm và suy thoái tại nơi đây, khiến cho môi trường nước bị ô nhiễm cực kì nghiêm trọng và gây ra nhiều hệ lụy xấu đến nguồn đa dạng sinh học trong nuôi trồng thủy sản. 

Theo một số nghiên cứu cho thấy rằng, chất lượng của nguồn nước đang có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ trong các ao nuôi thủy sản bao gồm nuôi tôm ven biển, cá nước ngọt và đặc biệt là trong các mô hình ao nuôi công nghiệp khác. Điều này sẽ để lại hậu quả rất lớn khi các chất độc cũng như những mầm bệnh sẽ tiếp tục lây lan và tồn tại trong ao nuôi khiến cho việc nuôi trồng thủy sản của bà con nông dân sẽ ngày càng khó khăn hơn trong việc phát triển giống nuôi và đạt được hiệu quả cao trong chất lượng thủy sản để xuất khẩu. 

Lời giải dài hạn. 

Nhìn thấy được tầm quan trọng về kinh tế mà ngành nuôi trồng thủy sản mang lại cho bà con cũng như đất nước, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 911/QĐ-TTg phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 – 2030, vào ngày 29/07/2022, với mục tiêu chính là kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm trong các hoạt động thủy sản; phòng ngừa và giải quyết các sự cố môi trường;… 

Nhưng để làm được điều đó, đề án cũng đã đưa ra rất nhiều nhiệm vụ cần phải thực hiện giữa người nuôi cũng như các cơ quan chức năng phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau như: Rà soát, xây dựng, hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường lĩnh vực thủy sản; chủ động phòng ngừa, quản lý, kiểm soát nguồn ô nhiễm;…

Ao nuôiNâng cao ý thức chính là giải pháp quan trọng hàng đầu. Ảnh: baoquangninh.com.vn 

Cùng với đó người dân cũng cần phải nâng cao nhận thức, tư duy về bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản đối với các bên có liên quan; phát triển khoa học, ứng dụng công nghệ trong hoạt động thủy sản, trong xử lý chất thải từ các hoạt động thủy sản;  Đầu tư xây dựng hạ tầng đảm bảo việc xử lý, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải; mạng lưới quan trắc môi trường thủy sản,… Đó chính là những giải pháp đã được đề ra trong quyết định chính thức của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký về Quyết định số 911/QĐ-TTg kể trên. 

Ngoài ra, cần phải có sự tham gia phối hợp chặt chẽ hơn đến từ các cấp, các ngành, chính quyền phải luôn theo dõi, vận động công tác tuyên truyền, hướng dẫn cũng như giúp cho người dân ngày càng tự nâng cao ý thức của mình; luôn nâng cao hiệu quả, chất lượng trong công tác kiểm tra, thẩm định và phê duyệt những báo cáo đánh giá tác động môi trường và xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường. Tăng cường thêm những hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, giám sát cảnh báo những môi trường ở các vùng nuôi tập trung, vùng cửa sông,.. để kịp thời xử lý những tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi thủy sản nếu có để tránh gây thiệt hại đến kinh tế của bà con nông dân.

Đăng ngày 10/04/2023
Phạm Mét Tơ @pham-met-to
Môi trường

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 14:50 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 14:50 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:50 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 14:50 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:50 16/04/2024