Tìm thấy một giống cá nước ngọt mới ở Sri Lanka

Các nhà khoa học Sri Lanka đã tìm ra một giống cá nước ngọt mới và gọi nó theo tên của nhà sinh học và người theo thuyết vô thần nổi tiếng Richard Dawkins.

Cá Dawkinsia

Cá Dawkinsia

Nhà nghiên cứu trưởng Rohan Pethiyagoda, 56 tuổi, cho biết giống cá mới được gọi là Dawkinsia, là sự kết hợp của 9 giống cá khác nhau chỉ sống ở Nam Á. Chúng có các đặc điểm đặc biệt như một sợi tơ nhỏ nối với vây lưng của các con đực.

Trước đó loài cá này bị xếp vào giống Puntius, vốn gồm 120 loài cá nhiệt đới nhỏ khác nhau.
Pethiyagoda, một nhà nghiên cứu về cá kiêm chuyên gia bảo tồn nổi tiếng thế giới, nói rằng các nghiên cứu sâu ở Ấn Độ và Sri Lanka cho thấy mức độ đa dạng sinh học của giống Dawkinsia cao hơn các phỏng đoán trước đó.

Đây là một phần lý do vì sao nhóm quyết định đặt tên loài cá mới theo ông Dawkins, 71 tuổi, tác giả cuốn sách chống tôn giáo "The God Delusion".

"Richard Dawkins nghĩ rằng tác phẩm của ông giúp chúng ta hiểu được rằng vũ trụ đẹp đẽ và gây sửng sốt hơn bất kỳ tôn giáo nào từng tưởng tượng ra" - Pethiyagoda nói "Chúng tôi hy vọng rằng Dawkinsia sẽ là công cụ nhắc chúng ta nhớ tới sự tráng lệ và đơn giản của quá trình tiến hóa, lời giải thích duy nhất cho sự đa dạng khó tưởng tượng của sự sống trên Trái đất".

Các con cá Dawkinsia đực thường thể hiện sức mạnh bằng cách phát triển sợi tơ nhỏ và dài ở vây lưng để trông chúng quyết rũ hơn trước mắt con cái nhưng cũng dễ khiến chúng bị nguy hiểm khi đối mặt với kẻ thù.
"Các sợi tơ này giống phần đuôi con công vậy, là món trang sức đắt tiền có thể khiến chủ nhân của nó gặp nguy hiểm, trong khi lại mang tới sự tưởng thưởng là được con cái lựa chọn" - Pethiyagoda nói.

Giống cá trên đã được xếp hạng lại sau cuộc nghiên cứu cấu trúc DNA, cấu trúc xương và giải phẫu toàn thể loài Puntius kéo dài 8 năm.

Theo Vietnam+
Đăng ngày 18/07/2012
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Tôm thẻ Việt Nam trên thị trường quốc tế

Tôm thẻ chân trắng đã trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật nuôi trồng ngày càng cải tiến, và chiến lược phát triển bền vững, tôm thẻ Việt Nam đang từng bước chinh phục thị trường toàn cầu, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các quốc gia nhập khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:23 15/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 10:23 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:23 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:23 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 10:23 15/01/2025
Some text some message..