Tin vắn ngành thủy sản đáng chú ý trong tuần 14 năm 2018

Những tin vắn chú ý trong tuần gồm: Cầu Ngang: Sản lượng tôm nuôi đầu vụ thu hoạch gần 4000 tấn, Tuy An: Ngư dân trúng mùa ruốc, 4 lô hàng tôm Việt Nam bị cảnh báo tại Úc trong tháng 1, Thanh Hóa: Phát triển các diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, Tước giấy phép vĩnh viễn đối với tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, Bình Định: Hỗ trợ lắp đặt miễn phí hơn 300 máy Movimar.

Tin vắn ngành thủy sản đáng chú ý trong tuần 14 năm 2018
Tuy An: Ngư dân trúng mùa ruốc
1. Cầu Ngang: Sản lượng tôm nuôi đầu vụ thu hoạch gần 4000 tấn

Theo Ủy ban nhân dân huyện Cầu Ngang, đến cuối tháng 3/2018, toàn huyện có hơn 5.070 hộ thả nuôi hơn 875 triệu con tôm giống trên diện tích hơn 2000 ha. Trong này có 720 triệu con tôm thẻ chân trắng và trên 155,5 triệu con tôm sú. Đến nay có hơn 553 hộ nuôi tôm sú trên diện tích hơn 200 ha bước vào thu hoạch, sản lượng đạt gần 1000 tấn. Riêng tôm thẻ chân trắng, đến nay có 1.235 hộ thu hoạch trên diện tích 475 ha, tổng sản lượng 2.725 tấn. Tuy nhiên, đến thời điểm này có 261 hộ nuôi tôm sú bị thiệt hại 26,2 triệu con giống, trên diện tích 105 ha, tỷ lệ thiệt hại chiếm 14,85% so diện tích thả nuôi. Riêng tôm thẻ chân trắng có 375 hộ bị thiệt hại 80 triệu con giống, trên diện tích 141 ha, tỷ lệ thiệt hại chiếm 10,78% so diện tích thả nuôi.

Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, để nâng cao hiệu quả nuôi tôm năm 2018 song song với công tác đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nông dân cần nâng cao hơn nữa công tác bảo vệ môi trường, chọn giống tốt, sạch bệnh,... ứng dụng tốt các biện pháp nuôi công nghiệp, bán công nhiệp trong tác động bất lợi của thời tiết, của biến đổi khí hậu.

2. Tuy An: Ngư dân trúng mùa ruốc

Những ngày qua, ngư dân xã An Hòa (huyện Tuy An) liên tiếp trúng đậm ruốc trong khu vực khai thác gần bờ.

Các ngư dân cho biết, trên vùng biển cách bờ khoảng 3 hải lý ruốc xuất hiện nhiều. Bình quân mỗi phương tiện hành nghề lưới trũ, với 3-4 lao động tham gia có thể khai thác từ 120-150 giỏ ruốc/đêm (mỗi giỏ nặng từ 15-17kg). Với giá bán từ 270.000-320.000 đồng/giỏ, tùy kích cỡ, nên ngư dân có thu nhập khá.

Đây là lần thứ hai, ngư dân An Hòa trúng mùa ruốc kể từ sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

3. 4 lô hàng tôm Việt Nam bị cảnh báo tại Úc trong tháng 1

Theo Thương vụ Việt Nam tại Úc, trong tháng 1 năm nay, Bộ Nông nghiệp Úc đã phát hiện 43 lô hàng thực phẩm NK vi phạm các quy định về ATTP.

Trong đó, có 4 lô hàng từ Việt Nam, đều liên quan tới mặt hàng tôm thương phẩm. Những lô hàng này sẽ không được phép bán tại Úc, đồng thời nhà nhập khẩu phải hủy hoặc tái xuất về nước xuất xứ dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng Úc. Các lô hàng tiếp theo sẽ bị kiểm tra 100% cho đến khi đạt tiêu chuẩn quy định.

4. Thanh Hóa: Phát triển các diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định là đối tượng con nuôi chủ lực trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Với mục tiêu là đến năm 2020, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đạt 500 ha, sản lượng đạt 7.500 tấn, hiện nay, nhiều địa phương ven biển đã quy hoạch vùng nuôi tập trung, an toàn dịch bệnh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đến nay, toàn tỉnh có gần 300 ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng  thâm canh, bán thâm canh và khoảng 3 ha diện tích nuôi quảng canh. Trong đó, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều vùng nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại các xã Hoằng Yến, Hoằng Phụ (Hoằng Hóa); Quảng Nham, Quảng Chính (Quảng Xương); Hải Ninh, Xuân Lâm, Trúc Lâm, Thanh Thủy (Tĩnh Gia)... Hàng năm, sản lượng tôm thương phẩm toàn tỉnh đạt từ 3.000 đến 3.500 tấn. Đa phần các ao nuôi được 2 vụ/năm, một số nơi luân canh tới 3 vụ/năm, với năng suất bình quân 15 tấn/ha/vụ; sau khi trừ chi phí, mỗi năm, một ha nuôi tôm thẻ chân trắng cho lợi nhuận từ 300 đến 500 triệu đồng.

5. Tước giấy phép vĩnh viễn đối với tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài

Chủ động ngăn chặn tình trạng tàu cá ngư dân khai thác xâm phạm vùng biển nước ngoài, ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý các hành vi vi phạm.

Theo đó, áp dụng mức xử lý cao nhất đối với chủ tàu, thuyền trưởng đưa tàu cá đi khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài. Tước giấy phép khai thác vĩnh viễn, đồng thời xử lý hình sự đối với chủ tàu, thuyền trưởng tái phạm, cũng như tổ chức, cá nhân môi giới, tổ chức đưa tàu cá và ngư dân Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi cũng buộc chủ tàu khai thác hải sản xa bờ phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, khi xuất bến bật thiết bị 24/24h để kết nối với Trạm bờ của cơ quan chức năng để theo dõi. 

Ông Phùng Đình Toàn, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Ngãi cho biết, 4 tháng qua, không có trường hợp tàu đánh cá nào của ngư dân tỉnh này vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản: "Thực hiện Chỉ thị 45 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo để ngăn chặn và chấm dứt tình trạng này. Trong đó đưa ra nhiều biện pháp cứng rắn như: tước giấy phép khai thác vĩnh viễn đối với những tàu xâm phạm vùng biển nước ngoài, không cho hưởng các chính sách đối với các tàu xâm phạm vùng biển nước ngoài. Nếu có trường hợp nào tái phạm thì đề xuất với các cơ quan chức năng khởi tố hình sự".

6. Bình Định: Hỗ trợ lắp đặt miễn phí hơn 300 máy Movimar

Từ đầu năm đến nay, Chi cục Thủy sản tỉnh phối hợp với Đài Thông tin duyên hải Quy Nhơn hỗ trợ lắp đặt hơn 300 máy thông tin liên lạc Movimar trên các tàu đánh bắt xa bờ. Tính đến nay, ngư dân trong tỉnh đã được hỗ trợ lắp đặt miễn phí trên 500 máy Movimar.

Dự án lắp đặt máy Movimar do Bộ NN&PTNT lựa chọn hỗ trợ miễn phí cho ngư dân có tàu đánh bắt xa bờ. Máy Movimar gồm 2 thành phần chính: thiết bị vệ tinh lắp đặt trên tàu và hệ thống giám sát trên bờ, có tác dụng hỗ trợ quản lý hoạt động nghề cá xa bờ, hạn chế được rủi ro trên biển của ngư dân.


Đăng ngày 04/04/2018
TH. Tổng Hợp
Tổng hợp

Nuôi cá chuột hỗ trợ cho bể cá luôn được dọn dẹp

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp tự nhiên để giữ cho lớp cát trong bể cá luôn sạch sẽ, việc nuôi cá chuột (cá Corydoras) có thể là một lựa chọn tuyệt vời. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vai trò của cá chuột trong việc làm sạch cát, cách lựa chọn loài phù hợp, thiết lập môi trường sống lý tưởng, chế độ ăn uống, những lưu ý quan trọng và kinh nghiệm thực tế từ người nuôi.

Cá chuột
• 09:00 15/03/2025

Sử dụng tảo biển trong nuôi tôm: Xu hướng bền vững?

Ngành nuôi tôm đang đối mặt với nhiều thách thức, từ ô nhiễm môi trường, dịch bệnh đến sự khan hiếm nguồn nước sạch. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng tảo biển vào hệ thống nuôi tôm được xem là một giải pháp bền vững, giúp cải thiện chất lượng nước, tăng cường sức khỏe tôm và tối ưu hóa hiệu quả kinh tế.

Rong tảo
• 09:00 12/03/2025

Sự thật gây sốc về bạch tuộc đốm xanh – Loài động vật nguy hiểm hơn bạn nghĩ!

Hình ảnh một con bạch tuộc đốm xanh xuất hiện trong mẹt hải sản nhúng lẩu đã gây sốc cộng đồng mạng, cảnh báo về mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với những ai thiếu kiến thức về loài sinh vật này.

Bạch tuộc đốm xanh
• 11:07 10/03/2025

Giới thiệu các loài cây thủy sinh phủ xanh hồ cá

Hồ cá không chỉ là một không gian giải trí và thư giãn mà còn là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi cây thủy sinh đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp oxy, lọc nước và tạo cảnh quan xanh mát. Việc lựa chọn cây thủy sinh phù hợp không chỉ giúp hồ cá trở nên sinh động hơn mà còn có tác động tích cực đến hệ sinh thái bên trong hồ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về một số loài cây thủy sinh phổ biến giúp phủ xanh hồ cá, mang lại vẻ đẹp tự nhiên và cân bằng sinh thái.

Hồ cá thủy sinh
• 09:37 07/03/2025

Nghi vấn sản xuất thuốc, thức ăn thủy sản giả – Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh An Giang phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh cùng Công an phường Bình Khánh đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất và phân phối thuốc, thức ăn thủy sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thuốc, thức ăn
• 09:33 17/03/2025

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 09:33 17/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 09:33 17/03/2025

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 09:33 17/03/2025

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 09:33 17/03/2025
Some text some message..