Tinh bột hồ hóa- lựa chọn hấp dẫn cho thức ăn cho cá

Các nhà nghiên cứu Malaysia và Iran đã chứng minh việc thêm tinh bột đã hồ hóa sơ bộ vào thức ăn cho cá có thể cải thiện việc chuyển đổi thức ăn và làm cho năng lượng trong chế độ ăn của cá được tốt hơn.

Tinh bột hồ hóa- lựa chọn hấp dẫn cho thức ăn cho cá
Tinh bột sắn đã được hồ hóa trước đó cải thiện hiệu quả thức ăn.

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ các đại học của Malaysia và Iran đã kiểm tra việc sử dụng tinh bột sắn (TS), tinh bột hồ hóa (PGTS) và isomaltooligosaccharides (IMO) trong chế biến thức ăn viên cho nuôi trồng thủy sản. Nhóm đã xuất bản tác phẩm của mình trong tạp chí Aquaculture.

Vai trò tinh bột, IMO và chất lượng viên thức ăn?


Tinh bột đã được bổ sung vào thức ăn thủy sản nhằm cung cấp một dạng năng lượng rẻ tiền. Tinh bội sẽ được gelatinize (hồ hóa) trong thức ăn khi được sản xuất trong điều kiện nhiệt độ cao. Quá trình này giúp làm giảm các phần không hòa tan của tinh bột đồng thời có thể cải thiện độ hòa tan của viên thức ăn trong nước và cho phép cải thiện sử dụng cho cá và ổn định độ bền của các viên thức ăn. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất tạo ra viên thức ăn của mình khi giảm nhiệt lượng và áp suất.

Quá trình xử lý nhiệt thấp này làm hạn chế sự hồ hóa của tinh bột và làm cho thức ăn viên dễ hỏng hơn và ít được tiêu hóa hơn và  việc sử dụng tinh bột đã hồ hóa sơ bộ trong sản xuất thức ăn viên là cách để giải quyết vấn đề này.


Hình ảnh minh họa cho sự hồ hóa tinh bột. Ảnh:Science Meets Food

Tinh bột đã hồ hóa sơ bộ (PG) có thể được nấu chín, sấy khô và nghiền bột trước khi nó được đưa vào thức ăn. Việc sử dụng tinh bột hồ hóa có thể cải thiện khả năng tiêu hóa, nhưng nó lại ảnh hưởng đến tăng trưởng khác nhau trên từng loài.

Tăng độ hồ hóa tinh bột làm giảm lượng thức ăn ăn vào những cũng giảm tăng trưởng ở cá chình châu Âu (Anguilla anguilla), cá vược châu Âu (Dicentrarchus labrax) và cá tráp vây vàng (Sparus latus). Trong khi đó, đối với cá hồi Oncorhynchus mykiss và cá tráp đầu vàng (Sparus aurata), việc bổ sung tinh bột hồ hóa đã giảm lượng thức ăn nhưng không giảm sự tăng trưởng cảu cá nguyên nhân được cho là do thời gian lưu giữ lâu hơn trong ruột.

Các acid béo chuỗi ngắn đóng một vai trò trong sức khỏe cá và việc cho ăn tinh bột PG có thể làm giảm sự sẵn có của các acid béo này tích lũy trong ruột bằng việc cải thiện tiêu hóa và hạn chế carbohydrate có sẵn. Nghiên cứu về việc sử dụng tinh bột hồ hóa PG trong phản ứng miễn dịch trong nuôi trồng thủy sản còn hạn chế. Sử dụng tinh bột PG trong một số cá đã được gắn với việc giảm đáp ứng miễn dịch bẩm sinh, sức đề kháng với mầm bệnh. Một chiến lược để ngăn ngừa sự suy giảm này, và có khả năng cải thiện khả năng miễn dịch là sự kết hợp của tinh bột hồ hóa với prebiotic.

Prebiotics khó tiêu hóa, nhưng có thể kích thích và làm tăng sự phát triển và sức khỏe của cá. Sự cải thiện bằng cách cải thiện hoạt động enzyme tiêu hóa và thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột. Một số prebiotics thường được sử dụng trong thức ăn thủy sản bao gồm alginate, inulin và các oligosaccharides khác… Trong số các oligosaccharide có isomaltooligosaccharides (IMO) Tuy nhiên, ít nghiên cứu về bổ sung IMO trong thức ăn cho cá.

Mục đích của nghiên cứu này là để nghiên cứu ảnh hưởng của tinh bột sắn và tinh bột hồ hóa PG có hoặc không có prebiotics IMO . Các đặc tính thức ăn viên, tăng trưởng, hiệu quả cho ăn, thành phần cơ bắp cùng hàm lượng cholesterol, sinh hóa plasma, hoạt động trypsin / chymotrypsin , glycogen gan và SCFA đường ruột của cá trê phi (Clarias gariepinus) được kiểm tra và đánh giá.

Nghiên cứu bổ sung tinh bột hồ hóa và prebiotics cho cá

120 con cá da trê Phi đã được sử dụng cho nghiên cứu với bốn chế độ ăn thử nghiệm trong thời gian tám tuần. 10 con cá được cho ăn 1 chế độ ăn với 3 bể lặp lại (trọng lượng cá trê ban đầu là 6,2 ± 0,3 g). Các chế độ ăn uống bao gồm:

Chế độ ănKý hiệu
 25% tinh bột sắn
NT1
Tinh hồ hóa và 0,5% prebiotics IMONT2
Tinh bột hồ hóa NT3
Prebiotics IMO
NT4


Các chế độ ăn cũng bao gồm bột cá, bột đậu tương, dầu cá và dầu cọ. prebiotics IMO sử dụng được sản xuất thương mại. Cá đã được cân trọng lượng trước khi bắt đầu thử nghiệm.

Kết quả: Thêm tinh bột hồ hóa PG đã cải thiện chất lượng viên thức ăn.

Một ảnh hưởng đã được tìm thấy trên thức ăn được sản xuất khi kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm. Chế độ ăn uống TS có BD cao nhất, trong khi PDI, WAI và WS cao hơn cho chế độ ăn PG và tương tác giữa WAI và IMO. Việc đưa IMO xuất hiện để làm giảm một số đặc tính viên có lợi của các tinh bột PG được cung cấp, tuy nhiên, đây là một cách hiệu quả để tăng cường SCFA đường ruột trong cá cho ăn chế độ ăn tinh bột PG.

Cá có chế độ ăn uống ở NT3 chỉ sử dụng tinh bột hồ hóa có lượng thức ăn thấp nhất theo sau là chế độ ăn tinh bột hồ hóa kết hợp prebiotics, trong khi cá có chế độ ăn tinh bột sắn lượng thức ăn cao nhất. Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn là một tiêu chí quan trọng để đánh giá giá trị dinh dưỡng của chế độ ăn, và trong nghiên cứu hiện tại, chúng có xu hướng thấp hơn đối với cá trê cho ăn khẩu phần khi có sử dụng tinh bột hồ hóa NT3, NT2 chứng tỏ cả tinh bột hồ hóa và prebiotic đều cải thiện hiệu quả cho ăn trong cá trê.

Các chỉ số khác cũng cho thấy tinh bột hồ hóa giảm axit béo chuỗi ngắn trong ruột cá, và sự kết hợp giữa tinh bột hồ hóa và prebiotics vừa thúc đẩy tăng trưởng tăng, giảm đáng kể lượng thức ăn mà không tổn hại đến hiệu suất tăng trưởng của cá.

Việc đưa tinh bột hồ hóa vào khẩu phần ăn kết hợp với prebiotic trên cá có thể có lợi ích đáng kể về chi phí cho ăn trong các trang trại nuôi cá thương mại đồng thời cân bằng cải thiện chất lượng viên với tình trạng sinh lý tổng thể của cá trê cũng như các loài cá có giá trị thương mại khác trên thế giới.

Đăng ngày 14/06/2018
VĂN THÁI (Lược dịch)
Nguyên liệu

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 05:40 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 05:40 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 05:40 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 05:40 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 05:40 11/01/2025
Some text some message..