Tình hình dịch bệnh thủy sản 9 tháng đầu năm 2023

Cục Thú y cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2023, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại khoảng 22.500 ha, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2022 (có 20.089 ha thiệt hại); ngoài ra còn có 1.513 bè, vèo, bể nuôi thủy sản cũng bị thiệt hại.

Ao nuôi tôm
Thiệt hại trên các loài thủy sản khác không có biến động lớn so với cùng kỳ

Trong đó, thiệt hại chủ yếu xảy ra trên tôm nuôi nước lợ với một số bệnh cần chủ động đề phòng. 

Chủ yếu thiệt hại tôm nước lợ 

Tôm nuôi nước lợ thiệt hại 19.853 ha, chiếm trên 88% tổng diện tích thủy sản nuôi bị thiệt hại, tăng 222 ha so với cùng kỳ năm 2022 (có 19.631 ha bị thiệt hại); chủ yếu ở nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến và tôm lúa với 14.465 ha; còn nuôi thâm canh, bán thâm canh 5.388 ha. Trong đó, thiệt hại do dịch bệnh 5.129 ha (chiếm 25,8% tổng diện tích tôm bị thiệt hại), thiệt hại nhưng không xác định được nguyên nhân 915 ha (chiếm 4,6%), thiệt hại do biến đổi môi trường và thời tiết 13.809 ha (chiếm 69,6%, chủ yếu tôm nuôi quảng canh ở Cà Mau). 

Còn cá tra thiệt hại trên 341 ha; giảm 4,7% so với cùng kỳ năm 2022; chủ yếu do mắc bệnh: gan thận mủ, xuất huyết, ký sinh trùng và một số bị sưng bóng hơi, phù đầu và tuột nhớt.  

Thiệt hại trên các loài thủy sản khác không có biến động lớn so với cùng kỳ. 

Dịch bệnh chính trên tôm nước lợ 

Thứ nhất là bệnh đốm trắng. Trong 9 tháng đầu năm 2023, bệnh đốm trắng xảy ra tại 156 xã của 47 huyện, thị xã thuộc 19 tỉnh, thành phố với tổng diện tích 1.617 ha (chiếm 1,38% diện tích nuôi tôm tại các xã có dịch). So với cùng kỳ năm 2022, bệnh xảy ra ở phạm vi hẹp hơn 6% và diện tích có tôm mắc bệnh giảm 11%. 

Trong đó, diện tích nuôi tôm sú bị bệnh 630 ha; tôm thẻ bị bệnh 987 ha. Tôm bệnh có độ tuổi từ 20-90 ngày sau thả. Diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh bị bệnh 1.130 ha; quảng canh, quảng canh cải tiến và tôm lúa 487 ha. Tỉnh Trà Vinh có diện tích bị bệnh lớn nhất, chiếm 20,80% tổng diện tích bị bệnh của các tỉnh. 

Biểu đồ 1
Tình hình bệnh đốm trắng theo số lượng địa phương và diện tích

Thứ hai là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Trong 9 tháng đầu năm 2023, bệnh xảy ra tại 115 xã của 43 huyện, thị xã thuộc 19 tỉnh, thành phố với diện tích 1.090 ha (chiếm 2,5% diện tích nuôi tôm tại các xã có dịch). So với cùng kỳ năm 2022, bệnh xảy ra ở phạm vi hẹp hơn 18,4% và diện tích có tôm mắc bệnh giảm 26,6%. 

Trong đó, diện tích tôm sú bị bệnh là 439 ha; tôm thẻ bị bệnh 651 ha. Tôm bệnh có độ tuổi từ 20-97 ngày sau thả. Diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh bị bệnh 1.072 ha, quảng canh, quảng canh cải tiến và tôm lúa 18 ha. 

Biểu đồ 2Tình hình bệnh hoại tử gan tụy cấp tính theo số lượng địa phương và diện tích

Bản đồ
Bản đồ phân bố bệnh đốm trắng và bệnh hoại tử tụy gan cấp ở các địa phương

Công tác kiểm dịch giống thủy sản 

Kiểm dịch giống thủy sản nhập khẩu: Trong 9 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu  gần 94 triệu giống thủy sản phục vụ nuôi biển, bằng 74% so với lượng giống nhập khẩu trong năm 2022. Tôm hùm đá vẫn là giống nhập khẩu với tỷ trọng lớn nhất chiếm 82% tổng lượng giống nhập khẩu, đứng thứ 2 là tôm hùm bông với trên 9 triệu con chiếm 10% lượng tôm giống nhập khẩu. Tôm thẻ chân trắng bố mẹ nhập khẩu đạt 52.541 con, chỉ bằng 26% lượng tôm thẻ chân trắng nhập khẩu trong năm 2022 (205.263 con). 

Việc kiểm dịch thuỷ sản giống vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh. Do các chi cục quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thực hiện. Ấu trùng tôm thẻ chân trắng được kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh đạt trên 91 tỷ con, chiếm 86% số lượng giống thủy sản nước mặn được kiểm dịch vận chuyển, góp phần đảm bảo chất lượng tôm giống thả nuôi. Số lượng tôm sú vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh đạt trên 12 tỷ con, chiếm trên 11% lượng giống thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh. 

Nhận định tình hình dịch bệnh  

Bệnh nguy hiểm trên tôm chủ yếu vẫn là bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp tính, tuy có giảm nhẹ so cùng kỳ năm 2022; bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô xuất hiện ở phạm vi hẹp với diện tích nhỏ. Vi bào tử trùng EHP xuất hiện tại vùng nuôi của các tỉnh trọng điểm nuôi tôm như Hải Phòng, Hà Tĩnh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau và có nguy cơ lây lan rộng. Một số bệnh thông thường khác trên tôm vẫn xảy ra (chủ yếu do vi khuẩn Vibrio sp), đặc biệt là bệnh đường ruột, hội chứng phân trắng, đỏ thân,... 

Nhá tômTình hình bệnh tôm diễn biến khá phức tạp. Ảnh: khuyennongvn.gov.vn

Dịch bệnh trên cá tra cơ bản được kiểm soát tốt và giảm 8% so với cùng kỳ năm 2022, chủ yếu vẫn là bệnh xuất huyết do vi khuẩn, ký sinh trùng. Còn các loài thủy sản khác, đáng chú ý là phát hiện cá hồi (dưới 3 tháng tuổi) nuôi tại 6 cơ sở (xã Ngũ Chỉ Sơn, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai) nghi bị mắc bệnh hoại tử tuyến tụy (Infectious Pancreatic Necrosis Virus, IPNV) và bệnh hoại tử cơ quan tạo máu do IHNV (Infectious Haematopoietic Necrosis Virus, IHNV). Đây là 2 bệnh nguy hiểm do vi rút gây ra trên cá hồi, tỷ lệ chết cao, tuy nhiên ổ dịch đã được cơ quan thú y xử lý. 

Đánh giá và khuyến cáo 

Cục Thú y đánh giá, về cơ bản, thiệt hại xảy ra trên tôm nuôi, chủ yếu do hội chứng phân trắng, đỏ thân, bệnh đường tiêu hóa kết hợp với EHP.... xuất hiện ở nhiều hình thức nuôi tôm (cả ao bạt và ao đất). Bệnh trên cá tra, cá nuôi khác chủ yếu là xuất huyết (do vi khuẩn) và ký sinh trùng. 

Hiện nay, biến đổi khí hậu, thời tiết tiếp tục có diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn, mưa lũ,... làm môi trường thay đổi và tác động xấu đến sức khỏe thủy sản, tạo thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh (luôn luôn có sẵn trong môi trường, trên các loài thủy sản tự nhiên) phát triển và gây bệnh cho thủy sản nuôi. Cục Thú y khuyến cáo cơ sở nuôi cần áp dụng các biện pháp chủ động kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt là lựa chọn con giống, kiểm soát chất lượng nguồn nước ao nuôi, tăng cường chế độ dinh dưỡng và áp dụng quy trình quản lý ao nuôi phù hợp để đảm bảo thắng lợi. 

Đăng ngày 21/12/2023
Sáu Nghệ
Góc nhìn

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 10:54 20/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 14:03 17/12/2024

Hiệp hội Cá tra kiến nghị 6 giải pháp phát triển

Giá cá tra nguyên liệu ở một số địa phương ĐBSCL đang tăng lên 29.000-30.000 đồng/kg giúp người nuôi có lời. Tuy nhiên, nhiều tháng qua giá bán chỉ 27.000 – 28.000 đồng/kg (cỡ 0,75 – 0,95 kg/con) trong lúc giá thành sản xuất 26.000 – 27.000 đồng/kg khiến bất ổn kéo dài nên Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa kiến nghị 6 giải pháp để phát triển bền vững.

Cá tra
• 09:54 11/12/2024

Tôm giống còn nhiều tồn tại và giải pháp khắc phục

Ngày 31/10/2024, báo cáo của Cục Thủy sản cho biết, hoạt động sản xuất tôm giống còn nhiều tồn tại, cần các giải pháp khắc phục trong những tháng cuối năm 2024 và cả năm 2025 để đạt mục tiêu đủ tôm giống tăng trưởng nhanh, chống chịu với điều kiện môi trường và sạch bệnh/kháng bệnh.

Tôm giống
• 11:17 09/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 14:28 25/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 14:28 25/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 14:28 25/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 14:28 25/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 14:28 25/12/2024
Some text some message..