Tổ chức quốc tế phản đối đưa rùa Đồng Mô về hồ Gươm

Với tập tính hoang dã nếu thay đổi môi trường đột ngột, rùa Đồng Mô sẽ bị căng thẳng, hoảng loạn, trong khi nguồn nước hồ Hoàn Kiếm chưa đảm bảo là lý do chuyên gia quốc tế không muốn thực hiện phương án thay thế rùa hồ Gươm.

rùa phơi nắng
Rùa hồ Gươm trong lần nổi lên để phơi nắng.

Trước thông tin đề nghị nên thay thế rùa hồ Gươm bằng cá thể khác là rùa Đồng Mô, Chương trình bảo tồn rùa châu Á (ATP) cho rằng phương án này không khả thi và cần được đưa ra thảo luận, cân nhắc các nguy cơ có thể xảy ra và phương án thay thế phù hợp hơn. Dưới đây là bài viết của Tim McCormack và Phạm Văn Thông, hai chuyên gia của ATP:

"Cái chết của rùa hồ Gươm không chỉ là một mất mát đối với nhiều người, mà với cả loài rùa Hoàn Kiếm (tên khác là Rafetus swinhoei) đang bị đẩy đến sát bờ vực tuyệt chủng. Thế giới chỉ còn lại ba cá thể, hai ở Trung Quốc và một ở Việt Nam).

Thời gian vừa qua, một số ý kiến đề nghị nên thay thế rùa hồ Gươm bằng cá thể rùa ở hồ Đồng Mô. Nhưng ATP cho rằng, phương án này không khả thi và cần được đưa ra thảo luận, cân nhắc thận trọng vì nhiều nguy cơ có thể xảy ra, đồng thời tìm ra giải pháp phù hợp.

Sự phù hợp về môi trường sống

Mặc dù thành phố đã có nhiều nỗ lực cải tạo chất lượng nước sau khi phát hiện và chữa trị sức khỏe cho rùa Hoàn Kiếm năm 2011, nhưng nước hồ chưa bao giờ được xử lý hoàn toàn sạch để là nơi lý tưởng cho rùa sinh sống. Các hồ ở đô thị lớn như Hà Nội thường bị ô nhiễm với nồng độ các kim loại nặng cao và lượng lớn vi khuẩn trong nước. Nguồn ô nhiễm đến từ dầu xe, mảnh vụn (nhựa, các loại rác) trên đường chảy vào cùng với rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư quanh hồ.

Việc chuyển động vật đang sống trong môi trường tự nhiên đến khu vực bị ô nhiễm nặng sẽ dẫn đến bị ngộ độc và chết. Hiện tượng này từng xảy ra đối với các loài thủy sinh như cá, rùa và một số loài khác. Công tác kiểm tra và phân tích mẫu nước phải được thực hiện đầy đủ để đánh giá chính xác chất lượng nước hồ Hoàn Kiếm trước khi ra quyết định lựa chọn phương án.

Căng thẳng

Sống trong môi trường tự nhiên nhiều năm, tập tính đã quen với sự trú ẩn an toàn ở khu vực hoang dã rộng lớn, vắng vẻ, nếu rùa bị thay đổi môi trường đột ngột sang một nơi ồn ào, đông đúc bởi hoạt động của con người và thiếu nơi trú ẩn sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng, hoảng loạn. Đối với nhiều loài rùa, tình trạng căng thẳng có thể gây ra các bệnh kéo dài khiến con vật bị ốm và dẫn đến tử vong, thường gặp ở những cá thể hoang dã bị bắt rồi chuyển về môi trường nuôi nhốt.

Xét về không gian, hồ Hoàn Kiếm có diện tích 12 ha, trong khi hồ Đồng Mô rộng gần 1.400 ha. Thêm vào đó, nguồn thực vật phong phú và các bãi đất, cát hoang vắng cho rùa sưởi nắng hay sinh sản là những điều kiện còn rất hạn chế ở hồ Hoàn Kiếm cho một môi trường sống thuận lợi của rùa.

Các nguy cơ đe dọa

Do hồ Hoàn Kiếm ở trung tâm của thành phố nên luôn có nhiều người đi lại quanh hồ 24 giờ mỗi ngày khiến công việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Ngay khi rùa hồ Gươm còn sống đã phải chịu nhiều mối đe dọa mà báo chí trong nước từng đề cập rất nhiều lần. Trong đó rác thải trong hồ là mối nguy hiểm, câu cá trộm gây ra những vết thương cho rùa. Năm 2010, một lưỡi câu chùm được phát hiện mắc vào phần mai trước của rùa, đây là một trong những nguyên nhân khiến rùa bị ốm và phải đưa lên điều trị năm 2011. Câu cá là hành vi đã bị cấm từ lâu, nhưng tình trạng này vẫn xảy ra liên tục quanh hồ.

Những mối đe dọa trên chỉ có thể được giải quyết nếu hồ có hàng rào bảo vệ và tiến hành tuần tra liên tục, giám sát chặt chẽ xung quanh. Với số lượng người đi lại quanh hồ hàng ngày đông đúc như vậy thì việc đảm bảo an toàn cho rùa là rất khó thực hiện.

Giải pháp

Giải pháp lâu dài và bền vững là thực hiện bảo tồn và phục hồi loài rùa Hoàn Kiếm, tạo ra các thế hệ kế tiếp và đảm bảo các điều kiện phù hợp nhằm ngăn chặn sự tuyệt chủng của loài rùa quý. Đây chính là việc làm cần thiết có ý nghĩa cả về bảo tồn đa dạng sinh học và văn hóa lịch sử.

Việc đem rùa khác về thay thế trong hồ Hoàn Kiếm nếu đáp ứng điều kiện lý tưởng là rùa không phải đối mặt với các vấn đề như chất lượng môi trường, bệnh tật, nguy hiểm có thể duy trì được vài chục năm, hoặc dài hơn là 100 năm nhưng không phải là giải pháp triệt để. Đem rùa Đồng Mô về hồ Hoàn Kiếm trong lúc này đồng nghĩa với việc loại cá thể này ra khỏi các chương trình bảo vệ sự sinh tồn của loài.

Rùa Hoàn Kiếm là loài động vật quý hiếm nhất trên thế giới, hiện số lượng chỉ còn 3 cá thể. Không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà thế giới cũng rất quan tâm đến loài rùa này. Khôi phục và nhân giống rùa cần một chương trình bảo tồn với tầm nhìn dài hạn, không hạn chế ở thời gian trước mắt hay trong một thế hệ là đủ. Mong muốn loài rùa quý không chỉ tồn tại trong truyền thuyết mà còn sống mãi với đất nước, dân tộc, chúng ta cần phải suy nghĩ vượt ra ngoài thế hệ hiện tại, thậm chí cần nghĩ cho nhiều thế hệ tiếp theo. Ngay trong giai đoạn quan trọng này, việc thiết lập chương trình bảo vệ loài và tìm kiếm cơ hội nhân giống rùa cần được lên kế hoạch kịp thời.

Tiềm năng khôi phục rùa Hoàn Kiếm là có thể, bởi một cá thể rùa cái có thể đẻ 50 - 100 trứng mỗi năm. Vì thế, nếu nhân giống thành công, số lượng rùa sẽ tăng lên rõ rệt làm nguồn giống cho các thế hệ tương lai. Lúc đó, những cá thể rùa non có thể thả về hồ Hoàn Kiếm sau khi hồ được cải tạo và đáp ứng đủ điều kiện phù hợp cho sự sinh trưởng của rùa. Các cơ quan chính quyền và cộng đồng các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong và ngoài nước cần phối hợp với nhau, đầu tư nghiên cứu, tìm kiếm các cá thể còn sót lại trong hoang dã, ghép đôi sinh sản và bảo vệ chúng.

Giải Sin-hoe (Rafetus swinhoei) là loài rùa mai mềm khổng lồ thuộc họ Trionychidae, có lớp da mềm bao phủ trên tấm xương mai có sụn bao bọc xung quanh. Trọng lượng của loài rùa có thể đạt tới hơn 150kg. Giải Sin-hoe từng sinh sống tại các con sông và vùng đất ngập nước từ miền bắc Việt Nam trở lên phía bắc cho đến sông Dương Tử, Trung Quốc.

Giai đoạn những năm 1970 đến 1990 đánh dấu thời kỳ loài rùa khổng lồ này bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng trên khắp các vùng chúng phân bố do tác động mạnh mẽ của con người: bị đánh bắt làm thực phẩm, hệ sinh thái tự nhiên bị tàn phá do hoạt động mở rộng đất canh tác nông nghiệp như biến đổi các vùng đất ngập nước hoang dã thành đồng ruộng.

Vnexpress, 01/02/2016
Đăng ngày 02/02/2016
Tim McCormack và Phạm Văn Thông
Khoa học

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 09:51 09/10/2024

Bán tín chỉ carbon biển

Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nuôi trồng Thủy sản và Nghề cá Bền vững (ICAFIS) thuộc Hiệp hội Nghề cá Việt Nam, hợp tác với JAPIFoods của Công ty Cổ phần WinEco Việt Nam, đã phát động chương trình “Blue Ocean – Blue Foods”. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích tạo ra một bể chứa carbon biển cho ngành thủy sản, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường biển và phát triển sinh kế cộng đồng.

Rong biển
• 10:48 08/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 15:39 22/10/2024

Chuỗi giá trị trong nuôi trồng thủy sản

Chuỗi giá trị trong nuôi trồng thủy sản là một hệ thống phức tạp, bao gồm các hoạt động và giai đoạn khác nhau từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Nó không chỉ tập trung vào sản xuất tôm, cá hay các loại thủy sản mà còn liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ, nguyên liệu, và các yếu tố hỗ trợ khác. Hiểu rõ chuỗi giá trị này giúp người nuôi, doanh nghiệp và các bên liên quan tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Tôm thẻ
• 15:39 22/10/2024

Tôm chết rải rác là hiện tượng gì?

Tôm chết rải rác là hiện tượng thường gặp trong nuôi trồng thủy sản, gây ra nhiều khó khăn cho người nuôi.

Tôm rớt đáy
• 15:39 22/10/2024

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng trưởng: Dấu hiệu tích cực cho thị trường khôi phục

Năm 2024 đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam sau hai năm đầy thách thức. Cả về giá trị và khối lượng xuất khẩu đều cho thấy sự tăng trưởng đáng kể, thể hiện nỗ lực bền bỉ của các doanh nghiệp và chính phủ nhằm khôi phục ngành công nghiệp quan trọng này sau giai đoạn suy thoái do đại dịch và biến động thị trường quốc tế.

Thu hoạch tôm
• 15:39 22/10/2024

Phó Thủ tướng yêu cầu xóa tàu cá “3 không” trong tháng 11

Ngày 17/10/2024, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU họp ở Cà Mau, cho biết cả nước còn hơn 9.300 tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép). Chủ trì cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu trong tháng 11/2024 tập trung xóa hết tàu cá “3 không”

Tàu cá Việt Nam
• 15:39 22/10/2024
Some text some message..