Tôm càng xanh “bám” chân lúa

Mô hình lúa - tôm là một trong những đột phá kinh tế của tỉnh Cà Mau trong những năm qua và con tôm càng xanh đã khẳng định được vai trò, vị thế trong quá trình phát triển kinh tế.

nuôi tôm lúa
Năm 2019, toàn tỉnh có khoảng 18.300ha nuôi tôm càng xanh, tăng 2,7% so với năm 2018 (chiếm khoảng 9,6% diện tích nuôi của cả nước). Trong đó, tập trung chủ yếu tại các huyện: Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước và TP. Cà Mau. Ảnh: Bảo Lâm.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Dương Nhựt Long, Trưởng Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ: So với các tỉnh khác thì con tôm càng xanh Cà Mau không đẹp về hình thức, do bám nhiều rong, thế nhưng chất lượng thịt thì không thua kém gì; nhiều năm nay sản lượng nuôi cũng như năng suất đã chứng minh tính khả thi của đối tượng nuôi này.

Một tiềm năng lớn

Cà Mau là một trong các tỉnh tại ĐBSCL có diện tích tôm càng xanh phân bố tự nhiên với sản lượng lớn. Năm 2019, toàn tỉnh có khoảng 18.300ha nuôi tôm càng xanh, tăng 2,7% so với năm 2018 (chiếm khoảng 9,6% diện tích nuôi của cả nước). Trong đó, tập trung chủ yếu tại các huyện: Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước và TP. Cà Mau. Hình thức nuôi chủ yếu là nuôi xen canh trong ruộng lúa; nuôi trong mương vườn, nuôi ghép với các loài thủy sản khác, mật độ nuôi bình quân khoảng 1,5 con/m2. Năng suất nuôi bình quân khoảng 245kg/ha/năm; sản lượng nuôi đạt trên 4.500 tấn/năm.

Tỉnh Cà Mau có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm với các loại hình: Thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, quảng canh kết hợp, tôm - lúa,  tôm - rừng kết hợp. Trong đó, diện tích tôm - lúa khoảng 45.000ha, tôm - rừng khoảng 30.000ha. Các huyện vùng Bắc Cà Mau nói chung và huyện Thới Bình nói riêng là khu vực có tiềm năng sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm. Trước bối cảnh tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, đòi hỏi phải có các biện pháp thích ứng nhanh để giảm thiểu rủi ro, duy trì các hoạt động sản xuất, người dân luôn có những giải pháp để thích nghi, trong đó, nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa là điển hình.

Do môi trường trồng lúa phù hợp cho tôm càng xanh phát triển tốt, tăng trưởng nhanh, tôm chỉ sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên hoặc bổ sung một ít thức ăn chế biến nên hiệu quả kinh tế khá cao. Sự kết hợp nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn tạo ra sản phẩm tôm, lúa sạch. Việc cấy lúa trên đất nuôi tôm cải tạo môi trường nước, tạo thức ăn cho tôm nuôi và giảm mầm bệnh. Kết quả mô hình canh tác tôm - lúa kết hợp đã được người dân áp dụng và thu được những kết quả đáng ghi nhận.

Thực tế hiện nay, người dân rất quan tâm đến loại hình sản xuất này, mang lại lợi ích về kinh tế khá lớn và qua đó mang lại những giá trị về mặt xã hội: Giải quyết việc làm, tận dụng thời gian nhàn rỗi lao động; đồng thời góp phần giảm nghèo, xây dựng phát triển kinh tế, ổn định môi trường xã hội.


Tôm càng xanh chủ yếu nuôi xen canh trong ruộng lúa, nuôi trong mương vườn, nuôi ghép với các loài thủy sản khác, mật độ nuôi bình quân khoảng 1,5 con/m². Ảnh: Bảo Lâm.

Biết cách khai thác - phát huy hiệu quả

Trong giai đoạn 2016 - 2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã triển khai thực hiện tổng số 92 nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Trong đó lĩnh vực khoa học nông nghiệp chiếm 60,9%. Đa số các đề tài, dự án đã nghiệm thu được chuyển giao ứng dụng vào thực tiễn và đời sống có hiệu quả. Ngoài ra, Sở Khoa học và Công nghệ còn thực hiện hàng năm với 3 chương trình, gồm: Xây dựng bảo hộ và quản lý phát triển cho các sản phẩm đặc thù và đặc sản ở địa phương; ứng dụng, nhân rộng kết quả nghiên cứu thử nghiệm vào sản xuất và đời sống; ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Theo đó, đã triển khai thực hiện tổng số 46 dự án thuộc 3 chương trình, đã nghiệm thu kết quả 28 dự án; thực hiện Dự án nâng cao năng suất chất lượng, sản phẩm, hàng hóa của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016 - 2020, đã triển khai tổng số 16 dự án, đã nghiệm thu 6 dự án.

Đến giai đoạn 2016 - 2020, tính riêng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh về nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật đối với mô hình xen canh lúa - tôm càng xanh là 4 dự án, chiếm 2,8% trong tổng số đề tài dự án được triển khai thực hiện, đạt được một số kết quả nổi bật: Đã phối hợp Trung tâm Giống thủy sản An Giang và Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL chuyển giao khoa học kỹ thuật và làm chủ được 3 quy trình công nghệ: Ương dưỡng tôm giống càng xanh toàn đực; nuôi tôm càng xanh toàn đực xen canh trong ruộng lúa; sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP (trong hệ thống lúa - tôm).

Tổ chức liên kết sản xuất giữa nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà quản lý và nông dân; tạo mối liên kết chặt giữa doanh nghiệp và nông dân, bao tiêu đầu ra sản phẩm lúa - tôm càng xanh với sự rõ ràng và minh bạch trong liên kết chuỗi, làm tăng hiệu quả mô hình, cụ thể là giá bán đầu ra cao hơn sản phẩm cùng loại; mô hình đạt năng suất, sản lượng và lợi nhuận cao hơn so với sản xuất truyền thống. Đã tạo được sự đồng thuận cao trong cộng đồng dân cư (nơi triển khai dự án), với thành công của tổ chức liên kết sản xuất như trên là nền tảng và động lực cho việc duy trì, phát triển và nhân rộng mô hình trong thời gian qua và những năm tiếp theo.

Trong 4 dự án triển khai, điển hình là Dự án “Xây dựng mô hình xen canh lúa - tôm càng xanh toàn đực tại xã Tân Bằng, huyện Thới Bình và Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau”. Dự án triển khai thực hiện từ năm 2016. Quy mô thực hiện 100ha/75 hộ. Kết quả mô hình cho lợi nhuận cao hơn 30% so với mô hình độc canh lúa hay độc canh tôm. Mô hình áp dụng công nghệ vi sinh vào sản xuất, sản phẩm lúa và tôm bán giá cao hơn so với sản xuất truyền thống. Sau khi kết thúc mô hình, năm 2017, huyện Thới Bình đã nhân rộng mô hình 250ha bằng nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương; riêng huyện U Minh (nơi triển khai dự án) nông hộ tự tái đầu tư trên 150ha mô hình lúa - tôm càng xanh. Sự duy trì và lan tỏa mô hình diễn ra nhanh chóng. Nếu như năm 2014, toàn tỉnh có khoảng 559ha nuôi tôm càng xanh kết hợp với ruộng lúa thì đến năm 2019, toàn tỉnh có trên 19.000ha. Mô hình được đánh giá khá phù hợp và bền vững trên vùng sản xuất lúa - tôm.

Đề án phát triển ngành hàng tôm, tỉnh Cà Mau đã xác định khoa học công nghệ là nền tảng của quá trình phát triển và là khâu đột phá để nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị ngành tôm của tỉnh, trong đó đã nêu kế hoạch phát triển diện tích tôm càng xanh xen canh trong ruộng là 30.000ha đến năm 2025 và ổn định về diện tích đến năm 2030.

Nuôi tôm càng xanh kết hợp trồng lúa là mô hình vừa mang tính thích ứng với biến đổi khí hậu, vừa góp phần cho các giải pháp phát triển nông nghiệp xanh bền vững, thân thiện môi trường.

Báo ảnh Đất Mũi
Đăng ngày 24/11/2020
Phú Hữu
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 20:48 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 20:48 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 20:48 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 20:48 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 20:48 25/04/2024