Tôm càng xanh và tôm thẻ chân trăng ăn như thế nào?

Nghiên cứu của Gunzo Kawamura và cộng sự 2018 được đăng trên tạp chí Borneo Journal of Marine Science and Aquaculture đã so sánh hình thái cũng như chức năng các phần phụ của tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh khi ăn cho người đọc hình dung được tôm ăn như thế nào.

Tôm càng xanh và tôm thẻ ăn như thế nào?
Tôm thẻ chân trắng. Ảnh: ll Tepbac

Dựa trên các bức ảnh và video chi tiết, nghiên cứu này mô tả hành vi cho ăn của tôm nước ngọt (Macrobrachium rosenbergii) và tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei), tập trung vào các cặp càng của tôm khi chụp lấy thức ăn trong bữa ăn. Nghiên cứu đã thử nghiệm ba loại thực phẩm: viên, mực miếng nhỏ và thịt cá.


Trong khi tôm càng xanh có tập tính nhặt từng viên mỗi lần, tôm thẻ chân trắng lại lấy nhiều viên cùng một lúc, giữ chúng gần miệng bằng chân hàm thứ ba và chân ngực đầu tiên. Trong ảnh: 3 hình trên là hành vi ăn của tôm càng xanh, dưới là hành vi ăn của tôm thẻ.

Để nhặt thức ăn, cả hai loài đều sử dụng chân càng phải, không phải chân trái. Cặp chân bò thứ ba của tôm thẻ chân dài nhất, nhưng vai trò chính của nó không phải là để ăn mà để chiến đấu khi dành thức ăn với tôm khác. 


Tôm càng xanh dễ dàng nghiền nát viên thức ăn với hàm (răng) của chúng, nhưng tôm thẻ chân trắng không thể nghiền chúng vì hàm mềm hơn và không mạnh bằng. Tôm thẻ thường nhổ ra những viên cứng.

Cả hai loài đều có càng ở cuối cặp chân bò thứ nhất và thứ hai và riêng tôm thẻ chân trắng P. vannamei có càng ở cuối cặp chân bò thứ ba, nhưng tôm càng xanh M. rosenbergii thì không.

Tôm thẻ chân trắng sử dụng chân bò thứ ba của mình khi phải chiến đấu dành viên thức ăn với đối thủ cạnh tranh, nó tấn công từng đợt mạnh mẽ cho đến khi đối thủ rút lui.

Với cặp chân hàm thứ ba của tôm thẻ chân trắng trưởng thành giúp nó có thể giữ gần miệng một đến tám viên thức ăn mỗi lần, nhưng chỉ nhai một viên mỗi lần. Với hàm răng lung lay qua lại, chúng chỉ cần cắn một phần nhỏ của viên thức ăn và sau đó nhổ nó ra phần cứng và đưa viên tiếp theo vào miệng. Một video cho thấy rằng nếu một viên không bị nghiền nát sau 39 chuyển động nhấp nháy, nó sẽ bị loại bỏ. Tôm thẻ chân trắng đã hoàn toàn không ngậm bất kỳ viên thức ăn nào.

Cả hai loài thể hiện một chuyển động quạt mạnh mẽ với các cặp chân hàm thứ hai và thứ ba của chúng, ngay cả khi không có thức ăn, có thể tạo ra một dòng nước giàu oxy qua mang của chúng.

Sự khác biệt chính trong phần miệng của tôm càng xanh và tôm thẻ là các hàm dưới của chúng. Không loài nào cắt thức ăn của nó bằng càng. Cả hai đã nghiền nát thức ăn bằng cách sử dụng hàm.  Hàm dưới của tôm thẻ thường yếu hơn tôm càng xanh, nó không đủ cứng để nghiền các viên thức ăn, giới hạn nó ăn các thực phẩm mềm hơn. Tôm càng xanh có hàm cứng và nghiền hiệu quả. Tôm thẻ thích thực phẩm tươi sống như Artemia, nhuyễn thể, giun nhiều tơ, sò, cá cơm và mực …

Trong tự nhiên, tôm thẻ chân trắng là loài ăn thịt và tiêu thụ nhiều loại động vật không xương sống như giun nhiều tơ, động vật thân mềm và các loài giáp xác khác. Từ quan điểm tiến hóa, tôm thể không cần phải phát triển các hàm cứng để nghiền các sinh vật. Mặt khác, tôm càng xanh săn mồi với nhiều loại thực phẩm lớn hơn như côn trùng, ấu trùng côn trùng, động vật thân mềm nhỏ, động vật giáp xác, cá và thực vật. Qua quan sát cho thấy mặc dù tôm càng xanh có hàm dưới rất cứng và đủ mạnh để nghiền viên thức ăn tuy nhiên nó không phải là sắc bén đủ để cắn qua miếng mực trong một vết cắn.

Kích thước của viên thức ăn không ảnh hưởng đáng kể đến hành vi cho ăn của tôm càng xanh, nhưng chúng thường phun ra những viên lớn hơn (chiều dài 4,67 mm), cho thấy sự ưa thích đối với những viên nhỏ hơn (2,35 mm).

Trong nghiên cứu này, tôm thẻ đã không nghiền các viên thức ăn tốt và liên tục nhổ ra vì chúng quá cứng. Nếu các công ty thức ăn sản xuất viên mềm hơn, thì tôm thẻ có thể nghiền nát chúng giống như cách mà tôm càng xanh đã làm.

Gunzo Kawamura, Teodora Uy Bagarinao, Nur Syallinaz Seniman,Annita Seok-Kian Yong và Leong-Seng Lim.

Đăng ngày 02/01/2019
VĂN THÁI (Lược dịch)
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 21:02 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 21:02 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 21:02 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 21:02 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 21:02 16/11/2024
Some text some message..