Tôm chết hàng loạt ở Trà Vinh do thời tiết bất thường

Hàng nghìn hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh bị thiệt hại nặng do thời tiết diễn biến phức tạp và dịch bệnh khiến tôm chết hàng loạt.

tôm bênh
Ảnh minh họa (Nguồn Facebook Văn Tiến Phát)

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, vụ nuôi tôm năm 2017 mới bắt đầu được hơn 2 tháng nhưng hàng nghìn hộ nuôi trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại hơn 100 triệu con giống do thời tiết diễn biến phức tạp, mưa trái mùa, đồng thời, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao (từ 5-7 độ C) nên dịch bệnh trên tôm nuôi tăng đột biến và lây lan rộng. Cầu Ngang là một trong những địa phương nuôi tôm trọng điểm của tỉnh bị thiệt hại nặng.

Ông Dương Văn Đởm, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Ngang cho biết, từ đầu vụ nuôi đến nay, toàn huyện có gần 1.000 hộ thả nuôi hơn 95 triệu con tôm sú giống trên diện tích hơn 497 ha. Và khoảng 1.700 hộ thả nuôi hơn 350 triệu con tôm thẻ chân trắng trên diện tích 712 ha.

Tuy nhiên đã có 366 hộ thiệt hại với hơn 33 triệu con giống tôm sú trên diện tích 167 ha, chiếm hơn 32% diện tích thả nuôi. Trong đó, 3 xã có tỷ lệ thiệt hại cao là Hiệp Mỹ Đông 70,8%; Mỹ Long Nam 63,3% và Mỹ Hòa 42,6%. Tôm thẻ chân trắng cũng có 309 hộ nuôi thiệt hại hơn 52 triệu con giống trên diện tích 106 ha, chiếm 15% diện tích thả nuôi. Hai địa phương thiệt hại tôm thẻ chân trắng nặng nhất là Mỹ Long Nam 33,9% và Hiệp Mỹ Đông 44,7%.

Để hạn chế rủi ro trong quá trình nuôi tôm trong điều kiện biến đổi khí hậu gay gắt, ngành nông nghiệp huyện Cầu Ngang vận động người dân tuân thủ lịch thời vụ thả nuôi, chỉ nên nuôi 1 vụ trong năm để từng bước cải tạo lại môi trường. Đồng thời, khuyến cáo các hộ nuôi chọn tôm giống chất lượng, thường xuyên vệ sinh khu vực nuôi, không vứt rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường.

Trường hợp phát hiện tôm nuôi bị thiệt hại phải xử lý trước khi xả nước ra môi trường để hạn chế lây lan diện rộng. Khi cải tạo ao nuôi, chất thải phải được đưa vào ao chứa thải, tuyệt đối không thải thẳng ra môi trường.

Vụ nuôi tôm 2017, các vùng ngập mặn, ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành, tỉnh Trà Vinh có kế hoạch thả nuôi khoảng 1,9 tỷ con giống tôm sú và thả nuôi khoảng 3 tỷ con giống tôm thẻ chân trắng; phấn đấu đạt tổng sản lượng 38.700 tấn tôm thương phẩm. Đến nay, toàn tỉnh đã thả nuôi được khoảng 305 triệu con tôm sú giống trên diện tích 5.000 ha và 370 triệu con tôm thẻ chân trắng trên diện tích 715 ha.

BNEWS/TTXVN
Đăng ngày 16/02/2017
Thanh Hòa
Dịch bệnh
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Tôm chậm lớn và cách khắc phục

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, nuôi công nghệ cao, nuôi siêu thâm canh…đang phát triển mạnh tại nhiều vùng nuôi tôm trọng điểm trong cả nước. Tuy nhiên, nhiều vùng nuôi, bà con đang gặp hiện tượng tôm nuôi chậm lớn. Vậy đâu là nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng tôm chậm lớn thế nào?

Làm sao để khắc phục tôm chậm lớn. Ảnh: Tép Bạc
• 09:00 10/11/2022

Bệnh EMS trên tôm và cách điều trị

Để thực hiện chiến lược phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) hay hội chứng tôm chết sớm (EMS), người nuôi cần phải tạo ra môi một môi trường ao nuôi mà điều kiện trong ao không phù hợp để quần thể V. parahaemolyticus phát triển.

Làm sao để điều trị tôm bị EMS -Tôm chết hàng loạt. Ảnh: tincay.com
• 09:00 03/11/2022

8 loại bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng (Phần cuối)

Tôm thẻ chân trắng là loại thủy sản được nuôi nhiều ở các tỉnh nước ta mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh xuất hiện, khiến con tôm thẻ bị chết nhiều ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng của bà con.

Tôm thẻ
• 10:22 30/05/2023

8 loại bệnh tôm thẻ chân trắng thường gặp bà con nên chú ý (Phần 1)

Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối mặt với nhiều khó khăn như giá tôm giảm, thức ăn nuôi tôm tăng, giá điện tăng,... Thêm vào đó là một số loại bệnh trên con tôm đang hoành hành. Vì vậy, bà con nên nhận biết và phòng tránh kịp thời.

Tôm thẻ
• 10:24 25/05/2023

Sợ tôm dịch bệnh, nông dân không mặn mà thả nuôi vụ chính

Đang vào vụ chính, nhưng nhiều người nuôi tôm ở các xã vùng đông của Thăng Bình không dám đầu tư thả giống vì sợ tôm dịch bệnh, dẫn đến thua lỗ nặng.

Ao tôm
• 15:00 09/05/2023

Báo động tình trạng người nuôi tôm không khai báo dịch, tự xử lý dịch bệnh theo kinh nghiệm

Bộ NNPTNT vừa có công văn số 2580/BNN-TY ngày 25/4/2023 đề nghị các địa phương chấn chỉnh công tác phòng chống dịch bệnh, rà soát và báo cáo số liệu dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ.

Bệnh trên tôm
• 11:01 27/04/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 17:02 01/06/2023

Kiêng tôm khi bị ho?

Người bị ho nên chú ý bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình một số nhóm thực phẩm giàu vitamin, kháng viêm. Việc kiêng một số loại hải sản như tôm là chưa có căn cứ khoa học.

Lột vỏ tôm
• 17:02 01/06/2023

Gặp gỡ nông dân trao đổi kinh nghiệm nuôi cá lồng trên biển

Sáng ngày 30.5, tại hội trường UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp “Nuôi cá lồng trên biển”.

Nuôi cá lồng
• 17:02 01/06/2023

Tăng tốc độ lột xác trên tôm cải thiện hiệu suất ao nuôi

Đối với các loài giáp xác như tôm, cua thì sự lột xác của tôm được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình sống của chúng. Sự lột xác có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể, là một giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển và sinh sản của tôm.

Tôm lột vỏ
• 17:02 01/06/2023

Loài thủy sản Việt Nam đã "bơi" đến 92 nước đang chờ sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng

Nhiều doanh nghiệp và bà con trong ngành chế biến, xuất khẩu tôm đang rất chờ đợi sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trong tháng 5 này.

Tôm đông lạnh
• 17:02 01/06/2023