Tôm chết hàng loạt Phú Yên không phải do xả thải?

Ngày 5-7, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức buổi họp báo công bố tôm nuôi trong lồng bè ven vịnh Xuân Đài thuộc địa bàn phường Xuân Yên và xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu bị chết hàng loạt.

tôm chết hàng loạt, nguyên nhân tôm chết Phú Yên
Mật độ lồng bè nuôi tôm và số lượng tôm quá dày là một trong những nguyên nhân dân đến sự cố tôm chết hàng loạt.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên – ông Trần Hữu Thế cho biết, từ ngày 24 đến 26-5 và ngày 1 đến 6-6, vùng nuôi tôm ven vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu đã có hơn 1,6 triệu con tôm của 693 hộ gia đình ở phường Xuân Yên và xã Xuân Phương bị chết.

Sự cố nêu trên không chỉ gây hoang mang đối với người nuôi tôm, mà nhiều ngày liền hàng trăm người dân tụ tập trước Công ty TNHH thủy sản Nguyễn Hưng chỉ vì nghi ngờ doanh nghiệp này xả thải ra môi trường khi chưa có căn cứ khoa học.

Kết quả phân tích mẫu nước và trầm tích thu thập tại hiện trường từ ngày 11 đến 26-5 do Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Trung thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III phối hợp với Sở NN-PTNT Phú Yên thực hiện cho thấy, trước khi xảy ra sự cố tôm chết hàng loạt, chất lượng môi trường nước đã bị ô nhiễm.

Kết quả quan trắc của Sở TN-MT Phú Yên và Viện Hải dương học Nha Trang cho thấy, hàm lượng hữu cơ cao hơn mức cho phép, Viện Hải dương học Nha Trang kết luận “Mật độ nuôi cao, lồng đặt sát đáy; kết cấu và kiểu nuôi lồng bè: Lồng đóng kín, kích thước lồng nhỏ; nắng nóng kéo dài khiến cho nhiệt độ nước tăng cao, dẫn đến quá trình phân rã và khoáng hóa mạnh các chất hữu cơ tích tụ lâu ngày trong nền đáy của vùng nuôi. Ngoài ra sự tích tụ chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa trong quá trình cho tôm ăn trong nền đáy dẫn đến hiện tượng phú dưỡng…Đó là những căn nguyên gây nên hiện tượng thiếu oxy tầng đáy, dẫn đến việc tôm hùm chết hàng loạt”. Ngoài ra, vi khuẩn Vibrio trong mẫu môi trường ở nơi xảy ra sự cố tôm chết hàng loạt tăng cao.

Kết quả xác minh của Công an tỉnh Phú Yên cho thấy, trong thời gian Công ty TNHH Nguyễn Hưng nâng cấp hệ thống xử lý nước thải từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 5-2017, toàn bộ nước thải đã được vận chuyển đến cơ sở xử lý nước thải của Công ty TNHH bột cá Phú Bình ở xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu.

Ngoài ra, sau nhiều cuộc khảo sát thực tế hiện trường kết hợp trích xuất hình ảnh từ camera, không có căn cứ để quy kết cơ sở chế biến thủy sản của Công ty TNHH Nguyễn Hưng lén lút xả thải ra vịnh Xuân Đài khi chưa xử lý theo quy định. Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Phú Yên cũng đã thu thập, kiểm nghiệm và kết luận mẫu nước thải thô chưa qua xử lý và mẫu nước ở hiện trường tôm chết không có sự tương quan với nhau.

Từ những kết quả phân tích, kiểm nghiệm độc lập của các cơ quan chuyên trách nêu trên đã có đủ căn cứ kết luận sự cố tôm chết hàng loạt ven vịnh Xuân Đài thuộc địa bàn xã Xuân Phương và phường Xuân Yên, thị xã Sông Cầu không liên quan đến nguồn nước xả thải từ cơ sở chế biển thủy sản của Công ty TNHH Nguyễn Hưng, mà nguyên nhân môi trường vùng nuôi tôm bị ô nhiễm, tích tụ lượng lớn các chất hữu cơ; thời điểm xảy ra sự cố nắng nóng kéo dài, nhiệt độ nước tăng cao, chuyển mưa bất chợt khiến cho chất hữu cơ phân hủy, các loài vi tảo phát triển mạnh...trong khi đó mật độ lồng bè và tôm nuối trong mỗi lồng quá nhiều, hàng loạt cọc tre, lốp xe được ngư dân sử dụng để nuôi vẹm, hàu…gây ảnh hưởng lưu thông nguồn nước, dẫn đến hiện tượng oxy thấp.

Báo Công An Nhân Dân
Đăng ngày 06/07/2017
Hữu Toàn
Môi trường

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Cá bè trên sông Đồng Nai chết hàng loạt sau mưa lớn: Người nuôi cá thiệt hại nặng nề

Ngày 29-5, tại khu vực phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa (Đồng Nai), nhiều hộ dân nuôi cá bè trên sông Đồng Nai đã báo cáo hiện tượng cá chết hàng loạt sau trận mưa lớn vào ngày 28-5. Ước tính ban đầu, khoảng 6 tấn cá các loại như rô phi, chép, trê, lăng, mè hỏi và trắm đã bị chết, gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi.

Cá chết
• 09:00 01/06/2025

Đa dạng sinh học biển và vai trò trong khai thác thủy sản bền vững

Đa dạng sinh học biển là sự phong phú và đa dạng của các loài sinh vật sống trong môi trường biển, bao gồm các loài động vật, thực vật, vi sinh vật và các hệ sinh thái biển như rạn san hô, cỏ biển, và rừng ngập mặn. Đây là một yếu tố quan trọng không chỉ đối với sức khỏe của hệ sinh thái biển mà còn đối với sự phát triển bền vững của ngành thủy sản. Đa dạng sinh học biển không chỉ cung cấp nguồn lợi thủy sản mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và sức khỏe của các hệ sinh thái biển.

Đa dạng sinh học biển
• 11:12 30/05/2025

Cá chết hàng loạt: Nguyên nhân và giải pháp cho người nuôi

Những ngày đầu tháng 5/2025, người dân TP.HCM không khỏi bàng hoàng trước cảnh tượng cá chết trắng mặt nước trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Tình trạng này không chỉ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân và đặt ra nhiều câu hỏi về nguyên nhân cũng như biện pháp phòng ngừa, đặc biệt đối với người nuôi trồng thủy sản.

Cá chết
• 09:55 12/05/2025

Vai trò của khu bảo tồn biển trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Khu bảo tồn biển (Marine Protected Area – MPA) là vùng không gian biển được quy hoạch và quản lý nhằm bảo vệ tài nguyên sinh vật biển, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên. Tùy theo mức độ bảo vệ, có thể cấm hoặc hạn chế các hoạt động như khai thác thủy sản, du lịch, vận tải biển để đảm bảo duy trì hoặc phục hồi sự đa dạng sinh học.

San hô biển
• 10:03 05/05/2025

Nước mưa ảnh hưởng đến hồ cá cảnh như thế nào?

Hồ cá cảnh là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các yếu tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định của cá, cây thủy sinh và vi sinh vật. Một trong những yếu tố môi trường thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hồ cá chính là nước mưa. Mặc dù nước mưa là một nguồn nước tự nhiên, nhưng nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn tác hại nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước mưa đến hồ cá cảnh, đặc biệt là những hồ đặt ngoài trời.

Hồ cá
• 08:20 16/06/2025

Khuyến khích thay thế thịt đỏ bằng cá trong khẩu phần ăn

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và lối sống lành mạnh, xu hướng điều chỉnh khẩu phần ăn theo hướng giảm thịt đỏ và tăng tiêu thụ cá đang ngày càng phổ biến. Không chỉ là sự thay đổi mang tính cá nhân, mà đây còn là một hướng đi được nhiều chuyên gia dinh dưỡng và tổ chức y tế toàn cầu khuyến khích nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm áp lực lên môi trường.

Ăn cá
• 08:20 16/06/2025

Gỡ khó cho thủy sản khai thác: Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuộc quyết liệt

Trong bối cảnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về xuất khẩu thủy sản khai thác, đặc biệt là cá mối xuất đi EU, doanh nghiệp vẫn gặp rào cản lớn do quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc khai thác (IUU).

Tàu cá
• 08:20 16/06/2025

Báo cáo xu hướng môi trường và sức khỏe tôm

Theo báo cáo định kỳ từ Farmext LAB (Từ ngày 08/06 – 13/06/2025) mang đến những tín hiệu tích cực khi tình hình dịch bệnh đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, các chỉ số về vi khuẩn trong gan và ruột tôm vẫn ở mức báo động, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ người nuôi.

Nuôi trồng thủy sản
• 08:20 16/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 08:20 16/06/2025
Some text some message..