Tôm chết, người nuôi như ngồi trên lửa

Những ngày qua, người nuôi tôm hùm ở TX Sông Cầu như ngồi trên đống lửa khi tôm hùm nuôi chết, do nguồn nước diễn biến bất thường. Hiện tại, dù nguồn nước ở vịnh Xuân Đài đang có chiều hướng tốt trở lại, nhưng không vì thế mà người nuôi chủ quan trong kiểm tra, giám sát tôm nuôi.

Tôm chết, người nuôi như ngồi trên lửa
Ngư dân TX Sông Cầu cho tôm hùm ăn - Ảnh: VÂN NGUYÊN

Nước đổi màu, hàm lượng khí độc cao

Theo kết quả quan trắc môi trường của Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản Miền Trung, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên, tại các vùng mặt nước vịnh Xuân Đài thuộc xã Xuân Phương và phường Xuân Yên những ngày qua có hiện tượng nước chuyển sang đỏ bất thường, hàm lượng khí độc (H2S, NH3) rất cao, lượng ô xy hòa tan trong nước rất thấp (2,1mg/l), mật độ vi khuẩn Vibrio cao (từ 1,1x10m3-2,5x10m3 cfu/ml).

Nguyên nhân ban đầu gây ra hiện tượng này là do thời tiết nắng nóng, xen kẽ những cơn mưa giông gây biến động đột ngột đến các yếu tố môi trường như nhiệt độ nước, lượng khí độc tăng cao, ô nhiễm dinh dưỡng... Hiện tượng nước bị đỏ đã ảnh hưởng đến sức khỏe thủy sản nuôi, nhất là tôm hùm.

Người dân xã Xuân Phương phản ánh, nước ở vịnh Xuân Đài thuộc khu vực xã đang có chiều hướng xấu. Ngày 3/4, tôm hùm giống của 6-7 hộ trong xã tiếp tục chết, còn tôm hùm thịt chuẩn bị xuất bán của mỗi hộ chết từ 50-60 con/ngày. Theo chính quyền địa phương, những lồng bè có tôm hùm chết ở xã Xuân Phương nằm ngoài vùng quy hoạch. Dù chính quyền địa phương đã yêu cầu di dời lồng bè ra khỏi khu vực này, nhưng người dân vẫn không thực hiện.

Ông Trần Văn Thành ở thôn Phú Mỹ, xã Xuân Phương, TX Sông Cầu cho biết: Cách đây hơn 3 tháng, tôi nuôi ủ 400 con tôm hùm giống. Mấy ngày trước, khi ra thăm lồng, tôi thấy nước có màu hơi đỏ nhưng quan sát thì tôm vẫn ăn bình thường. Thế nhưng đến sáng hôm sau thì tôm chết, nổi lên mặt nước hơn phân nửa. Kéo lồng lên kiểm tra thì có 230 con tôm đã chết, thiệt hại gần 65 triệu đồng.

Gần đó, ông Nguyễn Văn Mười ở thôn Trung Trinh cũng thiệt hại nặng. Ông Mười cho biết: Vài ngày gần đây, trong số 460 con tôm hùm thả nuôi đã có 400 con bị chết, thiệt hại trên 110 triệu đồng. Năm nay, vì muốn tôm không bị ảnh hưởng do nắng nóng nên gia đình tôi nuôi ủ sớm hơn. Vậy mà nắng nóng những ngày qua làm cho nguồn nước bị thiếu ô xy, dẫn đến tôm chết.

Năm ngoái, người dân trong xã cũng gặp phải trường hợp tương tự, nhưng số lượng tôm chết không nhiều, còn năm nay thì coi như thất thu. Còn bà Nguyễn Thị Bé ở xã Xuân Phương phân trần: Tôm hùm mới nuôi ủ, chưa kịp sang lồng lớn đã chết hết. Nếu tôm sống bình thường thì tính từ thời điểm thả nuôi đến nay, tôm sẽ có giá 400.000-500.000 đồng/con. Đầu mùa, phần lớn các gia đình trong xã đều vay mượn vốn để thả nuôi, giờ tôm chết thì thua lỗ lớn. Gia đình nào có vốn có thể “gầy” lứa tôm khác, còn ai ít vốn thì chưa dám tính đến việc tái đầu tư.

Ngoài Xuân Phương - xã bị thiệt hại nhiều nhất trong đợt này, các xã, phường khác trong khu vực vịnh Xuân Đài cũng chịu ảnh hưởng. Ông Nguyễn Văn Tâm ở thôn Hòa Hiệp, xã Xuân Thịnh, cho biết: Tình hình nước bị đỏ khiến chúng tôi không khỏi lo lắng, vì 4-5 ngày gần đây mỗi ngày có 2-3 con tôm/lồng chết. Tuy số lượng tôm chết không nhiều so với các hộ nuôi ở xã Xuân Phương nhưng chúng tôi rất lo lắng.

Ông Lê Hữu Nam, Phó Chủ tịch UBND phường Xuân Yên cho biết: Khi phát hiện nước trên khu vực lồng nuôi có màu sắc lạ, phường phối hợp với ngành Thú y, Phòng Kinh tế thị xã và các cơ quan chuyên môn đi khảo sát thực tế, kiểm tra, đánh giá nguồn nước. Khi có nhận định ban đầu, địa phương thông tin đến các hộ nuôi về diễn biến môi trường, dự báo tình hình để mọi người theo dõi, có biện pháp xử lý nên số tôm hùm của các hộ nuôi ở Xuân Yên hao hụt không đáng kể.

Không nên chủ quan

Ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết: Trước thời điểm tôm hùm nuôi ở vịnh Xuân Đài chết, Sở NN-PTNT và Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản Miền Trung đã cảnh báo đến chính quyền địa phương về diễn biến xấu của nguồn nước. Tuy nhiên, tôm hùm nuôi của các hộ dân bị ảnh hưởng trong những ngày qua có thể do sự chủ quan của người dân, vì một số người tuy đã được cảnh báo nhưng vẫn không chịu kéo lồng lên. Mặt khác, khu vực nuôi của các hộ bị ảnh hưởng không nằm trong quy hoạch và chuẩn bị di dời, đã cấm biển báo.

“Trong những tháng tiếp theo, thời tiết nắng nóng còn biễn biến phức tạp, Sở NN-PTNT đã chỉ đạo các bộ phận liên quan phối hợp với địa phương hướng dẫn người dân biện pháp phòng tránh thiệt hại, di dời lồng ra khỏi khu vực nuôi không đảm bảo. Ngày 9/4 tới, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tổ chức tuyên truyền Luật Thủy sản, hướng dẫn kỹ năng xử lý tình hình dịch bệnh. Khuyến cáo người nuôi giảm số lượng lồng, thả nuôi đúng lịch thời vụ, ganh lồng lên cao để tôm không bị thiếu ô xy, giảm lượng thức ăn trong ngày… Ngoài ra, sở đã yêu cầu tăng cường tần suất quan trắc môi trường để cảnh báo kịp thời cho người dân”, ông Tùng thông tin.

Theo thống kê của Phòng Kinh tế TX Sông Cầu, hiện địa phương có trên 2.320 hộ nuôi tôm hùm, với gần 66.800 lồng nuôi. Hiện tượng nước chuyển sang màu đỏ trong những ngày qua, Xuân Phương là xã bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đến cuối tháng 3, đã có 2.160 con tôm hùm kích cỡ từ 0,4-0,6kg và 10.800 con tôm giống của 27 hộ dân bị chết. Tại một số xã, phường lân cận thì tôm chết ít hơn.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 05/04/2019
Khang Anh
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 18:11 24/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 18:11 24/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 18:11 24/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 18:11 24/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 18:11 24/11/2024
Some text some message..