Tôm chứa nhiều cholesterol tốt

Nhiều thầy thuốc từng cho rằng tôm là món ăn có mức độ cholesterol cao nhưng nghiên cứu những năm gần đây phát hiện tôm giúp làm tăng cholesterol tỉ trọng cao (HDL) - còn gọi là cholesterol tốt - có lợi cho sức khỏe tim mạch

tôm luộc
Tôm chứa ít calo, giàu protein; là nguồn cung cấp selen, vitamin B12 và chất dinh dưỡng khác Ảnh: NDTV FOOD

Trang tin Medical News Today dẫn lời các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên thường dùng tôm như một phần của chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, chẳng những an toàn mà còn giúp bổ sung nhiều thành phần thiết yếu cho cơ thể.

Đa dạng dinh dưỡng, tốt cho tim

Tôm cũng giống như nhiều loại hải sản khác, cung cấp nguồn dinh dưỡng phong phú và được khuyến nghị trong hầu hết chế độ ăn lành mạnh. Tôm chứa rất ít calo, một khẩu phần ăn chưa tới 100 calo, cũng như ít chất béo nhưng nhiều chất đạm. Đây là dạng thực phẩm giàu selen - là một chất chống ôxy hóa giúp kéo giảm các gốc tự do bị xem là nguyên nhân đẩy nhanh sự già nua và bệnh tật. Tôm cung cấp nhiều vitamin B12 - chất giúp tạo tế bào máu và nhiều lợi ích khác. Nguồn phốt-pho trong tôm góp phần thiết yếu trong việc loại bỏ chất thải cũng như tái tạo mô và tế bào. Khẩu phần ăn có tôm cung cấp thêm choline, đồng, iodine - những chất vốn rất cần thiết cho các chức năng khác nhau của cơ thể. Một chất chống ôxy hóa khác trong tôm là astaxathin có thể giúp kéo giảm chứng viêm và chống lại dấu hiệu lão hóa.

Một khẩu phần tôm trung bình chứa 189 mg cholesterol, tức chiếm khoảng 60% mức khuyến nghị về dung nạp cholesterol hằng ngày. Mức độ cholesterol cao như vậy là lý do khiến nhiều người thường cho rằng tôm không tốt cho sức khỏe. Đã có thời gian người ta tin rằng tôm làm tăng mức độ cholesterol tỉ trọng thấp (LDL) tức cholesterol xấu nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy không đúng. Ngược lại, ăn tôm góp phần làm tăng HDL và được xem là an toàn cho người có mức độ cholesterol trong máu cao. Tôm cũng chứa rất ít chất béo bão hòa và không có chất béo chuyển hóa - cả hai dạng chất béo này đều bị xem là yếu tố góp phần tăng cholesterol xấu. Do đó, tôm có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng tôm trong món ăn không làm tăng LDL nhưng cách chế biến món ăn có thể làm tăng LDL hoặc tiềm ẩn nguy cơ khác như các món chiên, sốt có chứa nhiều bơ, sốt kem; thêm nhiều muối hoặc ăn kèm với nhiều carbohydrate. Cách chế biến được khuyên áp dụng là luộc, hấp, đút lò, nướng với ít hoặc không dầu; thêm gia vị như tỏi hay dùng kèm với rau, nước cốt chanh.

Nên dùng tôm 2 lần/tuần

Tôm cũng như một số loại hải sản thường dùng khác được xem là lành mạnh nhưng cũng có trường hợp tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe như được nuôi trong môi trường không trong lành, bị ô nhiễm hóa chất, dư lượng thuốc trị bệnh cho tôm. Tuy tôm tự nhiên ít nhiễm thủy ngân nhưng vẫn có thể chứa thành phần này nên các chuyên gia Mỹ khuyến cáo nên giới hạn dùng ít hơn 340 g/tuần. Không nên dùng tôm sống hoặc chưa được làm chín kỹ vì rất dễ mang theo nhiều mầm bệnh. Một số người dị ứng với hải sản và người có chế độ ăn kiêng đặc biệt do bệnh tật nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng trước khi dùng tôm.

Tôm cũng như các loại hải sản khác thường được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng trong khẩu phần ăn cân bằng và đa dạng về dinh dưỡng. Bộ Nông nghiệp Mỹ khuyến nghị nên dùng cá, tôm hoặc hải sản khác khoảng 2 lần trong tuần. Một số lựa chọn hải sản thông thường cũng có lợi ích cho sức khỏe như tôm nhưng với ít nhiều khác biệt: Thịt cua cũng giàu protein, nhiều vitamin nhưng ít chất béo, calo và cholesterol. Tuy nhiên, không giống như tôm, thịt cua có hàm lượng muối cao một cách tự nhiên nên bệnh nhân cao huyết áp cần thận trọng. Món hải sản đắt giá là tôm hùm có mức độ cholesterol còn cao hơn tôm và chứa ít calo, chất béo bão hòa như tôm. Tôm hùm giàu omega-3, selen và cung cấp nguồn đạm cao - với khoảng 24 g protein trong khẩu phần ăn trung bình. Cá hồi là thực phẩm đặc biệt giàu omega-3 và có nhiều chất béo nhưng ít cholesterol hơn tôm. Cá hồi cũng giàu chất đạm và nhiều loại vitamin B, giúp tăng cường năng lực, trợ giúp sự trao đổi chất trong cơ thể cũng như hoạt động của hệ thần kinh. Thêm vào đó, cá hồi cung cấp nhiều kali và phốt-pho nên hỗ trợ điều chỉnh huyết áp, hỗ trợ cho sức khỏe tim mạch đồng thời giúp xương phát triển.

Vài loại hải sản như hào, nghêu, sò cũng có thể chứa thêm các thành phần dinh dưỡng như sắt, kẽm, vitamin B12, phốt-pho, niacin và selen.

Tôm rất giàu đạm, ngừa bệnh tim

Một khẩu phần tôm trung bình cung cấp 17,8 g protein - phần quan trọng trong tổng số khoảng từ 46-56 g hằng ngày để củng cố hệ miễn dịch, cơ bắp và sản sinh năng lượng. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation hồi tháng 8-2010 nêu mối liên quan giữa dùng thực phẩm nhiều đạm có nguồn gốc từ hải sản như tôm với khả năng giảm thiểu nguy cơ bệnh tim mạch ở phụ nữ.

Người Lao Động
Đăng ngày 28/02/2017
Lưu Nguyễn
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản trứ danh và tiềm năng xuất khẩu

Cà Mau, vùng đất cực Nam của Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với ngành tôm xuất khẩu mà còn được biết đến với một đặc sản quý giá - cua biển.

Cua
• 10:01 06/03/2025

Bí mật bạn chưa biết: Vì sao thịt cá biển thường dai hơn cá sông?

Cá là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy thịt cá biển thường dai, chắc hơn so với cá sông, trong khi cá sông lại có phần thịt mềm, bở hơn. Hãy cùng khám phá những bí mật thú vị đằng sau sự khác biệt này!

Cá biển
• 12:00 02/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 08:00 31/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 09:00 25/01/2025

Săn bắt lươn bằng ná trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Nghề mưu sinh hay hành vi vi phạm?

Những ngày gần đây, hiện tượng dùng ná bắn lươn, cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang gây xôn xao dư luận. Hành động này không chỉ vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả người thực hiện lẫn cộng đồng xung quanh.

Người
• 09:47 20/03/2025

Cá hồi có thể chịu được tiếng ồn ở biển không?

Thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cá hồi có khả năng phân biệt được tần số âm thanh từ 100Hz đến 1000Hz, tương đương với một bàn hòa các loại âm tần từ tiếng thúc đầu của cá voi cho đến tiếng động cơ xa xa. Điều này giúp chúng định hướng trong môi trường nước tối tăm, nơi ánh sáng không thể chiếu tới.

Cá hồi
• 09:47 20/03/2025

Bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn gắn với bảo tồn và đa dạng hệ sinh thái

Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất đối với môi trường tự nhiên.

Rừng ngập mặn
• 09:47 20/03/2025

Đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao và điều kiện môi trường thay đổi, việc đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn trở thành một xu hướng quan trọng, giúp phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cá nâu
• 09:47 20/03/2025

Gấp rút chuẩn bị cho vụ nuôi thuỷ sản xuân hè 2025: Đảm bảo chất lượng, tăng cường hiệu quả

Ngành nuôi trồng thủy sản đang bước vào giai đoạn quan trọng khi các hộ nuôi đồng loạt cải tạo ao đầm, xử lý môi trường nuôi và sẵn sàng thả giống cho vụ nuôi xuân hè 2025.

Thả giống
• 09:47 20/03/2025
Some text some message..