Tôm, cua biển sắp biến mất khỏi thực đơn hải sản

Cua, sao biển và một số sinh vật biển khác có thể biến mất khỏi các thực đơn của nhà hàng và đại dương trên toàn thế giới sau vài thập kỷ nữa.

cua biển
Cua biển sắp biến mất khỏi thế giới

Nguyên do là vì quá trình axit hóa nhanh chóng các đại dương do hàm lượng cao khí CO2 trong nước. Các chuyên gia về đại dương học hàng đầu thế giới, trong đó có các nhà khoa học của Viện Hải dương học Matxcơva cùng đi đến kết luận trên trong công trình nghiên cứu chung của mình.

Các đại dương thế giới đang hấp thụ khoảng một phần tư lượng khí dioxide carbon do con người thải ra. Tuy nhiên, nồng độ tăng cao của chất này trong nước dẫn đến quá trình axit hóa đại dương. Bởi vì CO2 sẽ chuyển hóa thành axit cacbonic - H2CO3. Nó ảnh hưởng đến tình trạng của các sinh vật biển .

San hô và trai chịu những ảnh hưởng tồi tệ nhất. Các nhà khoa học đã xác lập được rằng những sinh vật này bị thay đổi quá trình trao đổi chất và tốc độ tăng trưởng. Lớp mai của động vật biển bị mất canxi, do đó trở nên ít cứng hơn.

Nếu những con cá hoạt động khá tích cực và có thể điều chỉnh cân bằng axit - kiềm trong máu của mình, thì đây là một vấn đề khó khăn cho những con san hô mà cả đời chỉ đứng nguyên một chỗ. Chúng không thể phục hồi bộ xương đã hư hỏng và cuối cùng phải chết.

Theo các nhà hải dương học Nga, sao biển khó có thể tồn tại được trong tình hình nồng độ dioxide carbon ngày một tăng hiện nay.

Các nhà khoa học dự đoán sự tuyệt chủng của loài này vào cuối thế kỷ 21. Cua và nhện biển cũng nằm trong tình trạng nguy hiểm, các học giả cho biết. Không chỉ quá trình axit hóa nước biển mà cả việc nhiệt độ của đại dương đang ngày một tăng do khí hậu ấm lên có tác động tiêu cực đến những động vật này.

Sự tích tụ khí dioxide carbon trong nước biển dẫn đến một quá trình nguy hại nữa đối với môi trường, các chuyên gia của Viện Hải dương học nói thêm. Đó là việc giảm nồng độ lưu huỳnh vào khí quyển. Nồng độ axit của nước tăng đã giết chết thực vật phù du – nguồn thức ăn của nhiều loài động vật biển.

Các chuyên gia hải dương học đã so sánh hiện trạng của các đại dương thế giới với tình trạng của 55 triệu năm về trước . Khi đó nước biển cũng bị bão hòa bởi khí dioxide carbon. Hậu quả là số lượng của rất nhiều loài sinh vật biển đã bị giảm mạnh.

VTC News
Đăng ngày 30/08/2013
Giải Nhi
Thế giới

Mực ma cà rồng: Sinh vật có lai lịch và hành tung bí ẩn

Dưới lòng đại dương sâu thẳm và tăm tối, có một sinh vật biển có ngoại hình kỳ dị và hành tung hết sức bí hiểm trú ẩn, các nhà khoa học đặt tên cho chúng là “mực ma cà rồng đến từ địa ngục”.

Mực ma cà rồng
• 12:02 17/09/2024

Tôm Indonesia: Tính cạnh tranh vượt trội và cơ hội chinh phục thị trường toàn cầu

Tôm Indonesia đang nổi lên như một ứng viên tiềm năng trên thị trường thủy sản toàn cầu, nhờ vào chất lượng tự nhiên vượt trội và sự tăng trưởng ổn định trong sản lượng.

Trại tôm
• 14:00 10/09/2024

Ngành tôm Ấn Độ mất 500 triệu đô la vì lệnh cấm của Hoa Kỳ

Năm 2024, ngành tôm Ấn Độ đối mặt với một cú sốc lớn khi Hoa Kỳ, một trong những thị trường xuất khẩu chủ chốt, áp đặt lệnh cấm đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu từ quốc gia này.

Tôm thẻ
• 11:10 09/09/2024

Cá mập yêu tinh: Chuyên gia sống đời “ẩn danh”

Trong họ cá mập có ghi danh một loài cá được gọi là cá mập yêu tinh mà theo ghi nhận của nhiều nhà khoa học thì số lần chúng xuất hiện vô cùng ít ỏi. Điều bất ngờ là dù nằm trong họ cá mập, nhưng chúng lại có ngoại hình khác xa với những anh em của mình.

Cá mập yêu tinh
• 10:07 06/09/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 21:27 05/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 21:27 05/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 21:27 05/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 21:27 05/10/2024

Những yếu tố sống còn quyết định thành bại trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm giống Postlarvae chiếm 8 – 10 %, trong cơ cấu giá thành nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm công nghệ cao, nhưng quyết định sự thành công của mô hình do liên quan đến tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống của tôm sau chu kỳ nuôi cao, đồng nghĩa mô hình thành công, có lợi nhuận.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:27 05/10/2024
Some text some message..