Tôm đã nấu chín thì còn truyền bệnh đốm trắng không?

Virus đốm trắng có khả năng lây truyền trên tôm đã được nấu chín không?

Tôm rim
Tôm đã nấu chín còn mang mầm bệnh đốm trắng không?

Bệnh đốm trắng (WSD) gây ra bởi virus WSSV là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với ngành nuôi tôm trên toàn thế giới. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, lên tới 100% chỉ trong vòng vài ngày phát bệnh. Bệnh được báo cáo lần đầu tiên tại Đài Loan năm 1992. Kể từ đó, bệnh bắt đầu xuất hiện ở rất nhiều khu vực khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á, Nam Á, Địa Trung Hải, Nam Mỹ và Úc.

Đốm trắng đã và đang lây lan rộng khắp các khu vực trên thế giới vì quá trình xuất và nhập khẩu tôm giữa các vùng địa lý khác nhau, cho dù chúng còn sống, đông lạnh hay kể cả khi đã được nấu chín. Do nguy cơ lây lan khủng khiếp qua các sản phẩm như vậy mà một số quốc gia như Úc, Ả Rập Saudi và một số quốc gia khác đã thực hiện việc kiểm tra nghiêm ngặt ở các cửa ngõ nhập khẩu tôm. Sàng lọc qua PCR, nếu là dương tính thì sản phẩm sẽ bị xử lý và phá hủy ngay. Vào năm 1995 đã có nghiên cứu khẳng định tôm đông lạnh có nguy cơ lan truyền mầm bệnh đốm trắng rất cao, nhưng những nghiên cứu này không sử dụng phương pháp PCR và vẫn chưa xác định được tôm nấu chín có chứa trình tự DNA cho sự lây nhiễm bệnh đốm trắng hay không. Nghiên cứu hiện tại này thực hiện nhằm đánh giá sự lây truyền WSSV ở tôm đã được nấu chín.

Người ta chọn 250 con tôm từ một cơ sở nuôi ở Mỹ, nơi sắp có dịch bệnh diễn ra, với trọng lượng trung bình 10gram/con. Trọng lượng này cũng là giai đoạn tôm mẫn cảm với virus đốm trắng nhất. Bắt đầu gây bệnh cho tôm với virus đốm trắng bằng việc trộn vào trong thức ăn. Độ mặn trong bể thí nghiệm được giữ ở 25ppt  và nhiệt độ là 25oC. Sau  khi gây bệnh, tỷ lệ tử vong được đánh giá mỗi giờ. Đến khi tỷ lệ chết đạt 50% thì việc gây bệnh dừng lại. Thực hiện chia  nhóm tôm đã thí nghiệm rồi đun sôi trong các khoảng thời gian khác nhau ( 1, 3, 5, 10 và 30p). Sau đó lại mang một nửa lượng tôm trên đông lạnh (ở -20oC) trong 14 ngày. Sau khi nấu chín, thu thập các mẫu mô để xét nghiệm mô học và PCR.

Kết quả các mẫu thu thập tôm trong tất cả những khoảng thời gian khác nhau đều dương tính với WSSV. Kết quả tương tự khi tôm nấu chín được đông lạnh trong 2 tuần và sau đó đã được sử dụng làm nguồn chất liệu truyền nhiễm. Biểu hiện mô học điển hình khi tôm bị bệnh đốm trắng xuất hiện khi xét nghiệm, các hạt nhân của tế bào phì đại, thấy rõ ở trung và ngoại bì.


Kết quả tất cả các mẫu xét nghiệm đều dương tính với virus đốm trắng.

Sau đó, để xác định tôm được nấu chín có thể lây lan virus đốm trắng hay không , một thử nghiệm khác đã được thực hiện. Trong mỗi bể chưa 90lít nước thả 10 con tôm dòng sạch bệnh SPF, tiến hành cắt nhỏ các mô dạ dày, mang của tôm thí nghiệm bên trên rồi trộn vào khẩu phần sáng và tối ở mức 10% trọng lượng cơ thể, thực hiện trong 12 ngày. Tỷ lệ tử vong hằng ngày được ghi chép lại. Tính tỷ lệ sống sót cuối cùng, lấy mẫu trên mỗi bể rồi bảo quản trong ethanol 95% để phân tích PCR và xét nghiệm mô học. 

Các chuyên gia đã chứng minh được tôm tiếp xúc với nhiệt độ sôi từ 1 đến 30 phút thì  không bị lây nhiễm với nhau. Sự hiện diện của DNA WSSV trong tất cả các mẫu tiếp xúc với các khoảng thời gian sôi khác nhau không có sự khác biệt. Có khả năng DNA WSSV đã bị tác động đáng kể, bị giảm chất lượng và số lượng so với trước khi được nấu chín. Kết quả PCR chứng minh DNA này đã bị biến chất nên mất khả năng lây nhiễm. Trong thí nghiệm sau, tôm SPF được cho ăn mô tôm nhiễm WSSV, một thời gian không tìm thấy tổn thương nào. Kết quả này chỉ ra rằng tôm nấu chín có thể làm giảm sự lan truyền của WSSV từ xuất nhập khẩu tôm nuôi. Và không chỉ với WSSV và có thể bao gồm nhiều mầm bệnh vi khuẩn, virus hay nấm khác.

Tóm lại tôm nấu ở nhiệt độ sôi ít nhất một phút có thể ngăn chặn bất kỳ sự lây lan nào từ việc tôm di chuyển qua các khu vực địa lý khác nhau thông qua xuất nhập khẩu. Nghiên cứu cũng đưa ra lời khuyên nên sử dụng nested PCR (cải thiện về độ dày và độ nhạy hơn so với PCR truyền thống) để xét nghiệm đối với tôm đã được nấu chín thay vì sử dụng qPCR (đây là phương pháp PCR định lượng acid nucleic) thì kết quả sẽ tối ưu hơn. 
Đăng ngày 16/04/2020
Hà Tử @ha-tu
Dịch bệnh

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 16:03 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 16:03 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 16:03 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 16:03 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 16:03 26/11/2024
Some text some message..