Tôm hùm Mỹ kẹp bắp chuối

Vốn tạp ăn, nhưng về Việt Nam tôm hùm Mỹ có vẻ sành ăn hơn khi “sánh đôi” cùng bắp chuối.

Tôm hùm Mỹ kẹp bắp chuối
Món tôm hùm om nước chỉ sền sệt, song thơm ngọt khỏi chê – Ảnh: Tạ Tri

Loài tôm này thường có hai dạng. Vì chúng sống ở những môi trường nước khác nhau: ngọt (crawfish hay crayfish) và mặn (lobster). Số ở nước ngọt nhỏ con. Số còn lại sống ở Đại Tây Dương lớn con, có khi nặng gần cả ký/con với đôi càng to “dễ sợ”, có tuổi thọ trung bình khoảng 50 năm. Trong đó, nổi tiếng nhất là tôm hùm Mỹ và tôm hùm Shediac, một thành phố ven biển thuộc bang New Brunswick, Canada – “thủ đô” tôm hùm của thế giới.

Được biết, bộ Ngư nghiệp Hoa Kỳ cũng như Canada có những quy định nghiêm ngặt về mùa, kích cỡ đánh bắt giống tôm nước sâu này. Tại Canada từ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm là thời vụ đánh bắt tôm hùm của ngư dân, sau khi tuyết tan. Cá biệt, cùng lãnh thổ, có nơi phải đợi đến tháng 11 mới được phép khai thác.

Về lại thành phố nhiệt đới mang tên Bác, sẵn có rau bắp chuối, củ nghệ, lá tía tô, húng quế… bốn mùa xanh tươi. Thế nên những đầu bếp giàu kinh nghiệm đã nối “dây tơ hồng” với con tôm hùm ngoại.

Món tôm hùm om nước chỉ sền sệt, song thơm ngọt khỏi chê. Thịt tôm chắc nịch, ngọt đậm và thanh tao. Nhờ tôm vận động nhiều, cũng như ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản của chính quyền sở tại thật cao.

Dường như, chất chát nhẹ của bắp chuối non cùng độ hăng nồng từ nghệ đã giúp khử tanh, khiến món ngon thêm thăng hoa hương vị và trợ tiêu hiệu quả. Còn tinh dầu tía tô chua cay dịu, nhằm kích hoạt tuyến mồ hôi, giải cảm, ngừa dị ứng đồ biển.

Mặc dù vậy, nhằm an toàn, bạn không nên ăn gan tôm, phần có màu xanh lá cây. Bởi bộ phận này có thể tích tụ nhiều độc tố, do tôm tạp ăn.

Quay lại ngắm nghía đôi càng khệnh khạng của tôm “hổ”. Các tài liệu khoa học cho rằng, mỗi “tay” tôm có nhiệm vụ riêng. Một “tay” hạ gục con mồi còn “tay” kia nghiền nát thức ăn. Bình thường, các “cụ” tôm hùm bò chậm chạp. Nhưng khi cảm thấy nguy hiểm, tôm liền co mình, búng mạnh giật lùi đạt vận tốc 5m/giây. Tôm hùm cái có thể đẻ vài ngàn trứng/năm. Tuy nhiên tỉ lệ trưởng thành chỉ đạt 1/10.000 trứng.

Do vậy, ngoài nhu cầu tìm miếng ngon vật lạ, đầu năm, một số người thích “thu nạp” năng lượng từ loại tôm mạnh khỏe này mong tích tụ nội lực để sung mãn hơn, nhằm ứng phó với những “quằn quại” trong năm con rắn, theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế.

http://joke2otter.wordpress.com
Đăng ngày 24/02/2013
tạ tri
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 06:38 25/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 06:38 25/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 06:38 25/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 06:38 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 06:38 25/11/2024
Some text some message..