Tôm hùm thương phẩm ở Nhơn Hải: Được giá, người nuôi yên tâm sản xuất

Từ đầu tháng 7.2013 đến nay, người nuôi tôm hùm thương phẩm ở xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) phấn khởi vì giá sản phẩm liên tục tăng. Do dịch bệnh tôm, giá con giống và thức ăn tăng nên mức lãi không được như mong muốn, nhưng người nuôi tôm vẫn an tâm sản xuất.

nuôi tôm hùm thương phẩm
Một góc khu vực nuôi tôm hùm thương phẩm ở Nhơn Hải. Ảnh: Đình Phùng

Vụ nuôi 2012-2013, xã Nhơn Hải có 78 hộ nuôi tôm hùm thương phẩm với 40.230 con, đến thời điểm này đã xuất bán trên 70%. Theo bà con nuôi tôm hùm ở địa phương, hiện tại, giá tôm hùm loại I là 1,6 triệu đồng/kg, loại II là 1,5 triệu đồng/kg và loại III khoảng 1,4 triệu đồng/kg. Ông Dương Văn Đức, ở thôn Hải Đông, cho biết: “Vụ vừa rồi gia đình tôi nuôi 2.400 con, hao hụt gần 40%, chỉ xuất bán chưa đầy 1.500 con. Dù giá tôm thịt tăng cao nhưng giá tôm giống cũng cao, lại hao hụt nhiều, tôi còn lãi khoảng 150 triệu đồng”.

Ông Phạm Thành Thệ, ở thôn Hải Nam, nuôi hơn 6.000 con tôm hùm giống, đến thời điểm này đã xuất bán trên 80%, thu lãi 290 triệu đồng. Ông Thệ bộc bạch: “Làm nghề nuôi tôm hùm lúc nào cũng lo thời tiết không thuận, rồi dịch bệnh tôm, công chăm sóc vất vả đủ bề. Năm nay nhờ giá bán tăng nên cũng bù trừ cho giá mua tôm giống và thức ăn nuôi tôm”.

Theo ông Nguyễn Văn Nghĩa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhơn Hải: Tôm hùm nuôi bị dịch bệnh dẫn đến hao hụt nhiều là do ô nhiễm nguồn nước, ý thức bảo vệ môi trường của người nuôi còn thấp. Tôm bị bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Bên cạnh đó, giá thức ăn nuôi tôm tăng cao, hiện 35-40.000 đồng/kg; một con tôm hùm từ khi nuôi đến khi xuất bán phải mất từ 500-700 ngàn đồng tiền thức ăn.

Ông Ngô Đức Tình, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải, cho biết: So với cùng kỳ năm trước, số lượng tôm nuôi năm nay giảm, người nuôi gặp nhiều khó khăn, nhưng tôm được giá, có lãi khá nên bà con yên tâm tiếp tục thả nuôi vụ mới. Hiện tại, số lượng tôm mới thả nuôi phát triển tốt, dịch bệnh chưa xảy ra. Tuy nhiên, người nuôi tôm cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tránh tình trạng dịch bệnh lây lan.

Được biết, vụ nuôi tôm 2012-2013, người nuôi tôm hùm ở Nhơn Hải đã xuất bán gần 12 tấn tôm thương phẩm cho các thương lái đến từ Phú Yên, Khánh Hòa…, thu về gần 18 tỉ đồng. Hiện đã có 49 hộ đầu tư trên 11 tỉ đồng tiếp tục thả nuôi 40.600 con tôm hùm giống, với 32 bè nuôi.

Báo Bình Định
Đăng ngày 15/09/2013
Đình Phùng
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Vì sao không nên cho tôm ăn khi trời mưa, giông bão?

Khi trời mưa hoặc giông bão, có rất nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi cũng như hành vi ăn uống của tôm. Do đó, việc cho tôm ăn trong những điều kiện thời tiết này có thể gây ra nhiều rủi ro, không chỉ làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn mà còn có thể gây hại cho tôm

Ao nuôi
• 09:52 23/09/2024

Tối ưu hóa sản xuất tôm: Khả năng giảm lượng thức ăn trong hệ thống Symbiotic

Chi phí thức ăn là khoản chi lớn nhất đối với người nuôi tôm. Giảm lượng thức ăn tiêu thụ trong khi vẫn duy trì hiệu suất tăng trưởng tối ưu là một bài toán mà cả ngành tôm thế giới theo đuổi.

Tôm thẻ
• 09:00 21/09/2024

Nuôi tổng hợp thủy sản dưới tán cây ngập mặn kết hợp phát triển du lịch sinh thái

Trong những năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tập trung chuyển giao các mô hình nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng kháng sinh, tạo được sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

Thủy sản
• 14:19 20/09/2024

Kiểm dư lượng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã làm dấy lên lo ngại về sức khỏe người tiêu dùng và môi trường. Kiểm tra dư lượng hóa chất và kháng sinh là biện pháp quan trọng giúp đảm bảo sản phẩm thủy sản an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nội địa và quốc tế.

Mẫu tôm
• 10:17 20/09/2024

Sá sùng là loài hải sản chức năng

Gần đây một báo cáo của nhóm nghiên cứu người Trung Quốc cho thấy kinase thu được từ sá sùng giúp làm tan cục huyết khối ở mạch máu. Điều này mở ra hướng đi mới cho việc khai thác được các loài động vật có hiệu quả ứng dụng trong y học.

Sá sùng
• 14:24 23/09/2024

Nhập khẩu sò điệp Nhật Bản về Việt Nam tăng đột biến

Sò điệp Nhật Bản, một loại hải sản cao cấp, đã trở thành món ăn quen thuộc với những người sành ăn tại Việt Nam. Với hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, sò điệp Hokkaido được xem là "tinh hoa từ biển cả" của Nhật Bản. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến trong lượng nhập khẩu sò điệp Nhật Bản vào Việt Nam thời gian gần đây đã tạo ra nhiều biến động trên thị trường. Điều gì đã dẫn đến hiện tượng này và cơ hội nào đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam? Cùng khám phá sâu hơn về xu hướng nhập khẩu hải sản Nhật Bản đặc biệt là sò điệp vào Việt Nam và những cơ hội đến thị trường trong nước.

Sò điệp
• 14:24 23/09/2024

Kiên quyết xử lý dứt điểm tàu cá "3 không" tại Việt Nam

Việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản luôn là một chủ đề quan trọng đối với Việt Nam - quốc gia có đường bờ biển dài và nguồn tài nguyên biển phong phú.

Tàu cá
• 14:24 23/09/2024

pH ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi?

pH là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong môi trường ao nuôi tôm, có tác động trực tiếp đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm. Điều này là do tôm sống trong môi trường nước, và những thay đổi trong mức độ pH có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, hô hấp, và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của chúng.

Tôm thẻ
• 14:24 23/09/2024

Vì sao không nên cho tôm ăn khi trời mưa, giông bão?

Khi trời mưa hoặc giông bão, có rất nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi cũng như hành vi ăn uống của tôm. Do đó, việc cho tôm ăn trong những điều kiện thời tiết này có thể gây ra nhiều rủi ro, không chỉ làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn mà còn có thể gây hại cho tôm

Ao nuôi
• 14:24 23/09/2024
Some text some message..