Tôm là món ăn ngon và được nhiều người ưa chuộng, nhưng nếu không biết cách sử dụng sẽ cực nguy hại tới sức khỏe, hãy lưu ý!
Cẩn thận khi kết hợp tôm với vitamin c
Theo các nhà khoa học, quá trình hấp thụ và chuyển hóa thức ăn luôn có những tương tác rất phức tạp, vì vậy cần lựa chọn thực phẩm phù hợp sao cho chất này không cản trở sự hấp thu và chuyển hóa chất kia, phối kết hợp thức ăn hợp lý để cơ thể không vượt quá khả năng tự điều chỉnh, tạo nên các món ăn ngon, bổ dưỡng.
Trước đó, đã có người phụ nữ Đài Loan chết đột ngột với dấu hiệu chảy máu mũi, miệng, tai và mắt do ăn tôm cả vỏ và uống vitamin C cùng lúc. Lý do được giải thích là vỏ tôm chứa thạch tín (asen), ăn chung với vitamin C đã xảy ra ngộ độc trầm trọng.
Theo các nhà nghiên cứu ở đại học Chicago (Mỹ), vỏ mềm của tôm chứa nhiều postasium 5 tổng hợp với thạch tín Arsenic Oxide (As2O5). Những thực phẩm tươi này không độc đối với cơ thể con người, nhưng nếu ngay lúc đó uống Vitamin C thì phản ứng hoá học sẽ xảy ra: Arsenic Oxide sẽ chuyển thành ADB arsenic anhydride (As203 là chất thường dùng để vẽ viền vàng các loại bát đĩa). Chất Arsenic độc hại sẽ làm tê liệt các mạch máu nhỏ của tim gan, thận, ruột và biểu mô, gây xuất huyết tai, mắt, mũi, miệng.
PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức (khoa Dược, đại học Y dược TP Hồ Chí Minh) cho biết, vỏ tôm không thể chứa lượng thạch tín nhiều đến độ gây độc cho chính con tôm, ngoại trừ trường hợp rất hiếm là tôm sống trong vùng nước ô nhiễm chứa quá nhiều thạch tín (như những nơi sản xuất hoá chất công nghiệp).
Tuy trường hợp ăn vỏ tôm uống cùng Vitamin C gây chết người ở trên là hy hữu, nhưng các nhà khoa học khuyến cáo: Tôm là thực phẩm ngon bổ, được nhiều người ưa chuộng, nhưng không nên uống vitamin C trước và sau khi ăn vì có thể gây tử vong. Nếu ăn tôm/tép vắt chanh có ngon miệng thì cũng nên ăn vừa phải, tránh trường hợp đáng tiếc mà ảnh hưởng tới sức khỏe.
Lưu ý khi ăn tôm
Không ăn tái
Nếu tôm nói riêng và các loại hải sản khác nói chung mà bạn không nấu chín kỹ khi ăn thì rất dễ mắc bệnh giun sán.
Ngoài ra cũng cần nói thêm, có một số ít người, nhất là trẻ em có thể trạng dị ứng với tôm (không riêng đối với tôm, nhiều thức ăn khác như trứng, cá, sữa bò, sôcôla... cũng dễ gây dị ứng). Triệu chứng thường gặp nhất của dị ứng thức ăn là nổi mày đay: trên da bệnh nhân xuất hiện những vùng đỏ, nổi cục, rất ngứa.
Không nên ăn vỏ tôm
Không ít người cho rằng, vỏ tôm cứng nên chứa nhiều canxi nhất, vì vậy, khi ăn họ thường cố gắng ăn cả vỏ. Tuy nhiên, thực tế thì vỏ tôm không hề giàu canxi như vậy. Nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng.
Nếu ăn phải vỏ tôm sẽ bài tiết ra ngoài. Vỏ tôm chỉ là chất kittin, caasi tạo nên vỏ của các loại giáp xác chứ không chứa nhiều canxi.
Vì vậy, nếu chế biến đồ ăn cho trẻ con, bạn đừng cố bắt trẻ ăn vỏ tôm vì có thể gây hóc.