Tôm kỵ gì? 4 thực phẩm không nên kết hợp với tôm

Tôm kỵ gì là băn khoăn của rất nhiều người, dưới đây là những thực phẩm kỵ với tôm mà rất ít người biết.

Món tôm
Tôm được biết đến là món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe

Tôm từ lâu đã được biết đến là món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu kết hợp tôm sai cách cũng sẽ gây ra những hậu quả không hay. Vậy tôm kỵ gì?

Thành phần dinh dưỡng của tôm

Tôm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giàu protein. Ăn tôm rất tốt cho tim và não, do hàm lượng axit béo omega-3 và chất chống oxy hóa astaxanthin.

Các chất dinh dưỡng trong 85 gram tôm: Protein 18 gram, chứa nhiều selen, vitamin B12, sắt, photpho, niacin, kẽm, magiê.

Tôm là nguồn thực phẩm nhiều iốt, một khoáng chất quan trọng mà nhiều người bị thiếu. Tôm cũng là một nguồn axit béo omega-6 và omega-3 tốt, các chất chống oxy hóa astaxanthin.

Món tômTôm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giàu protein

Tôm kỵ gì?

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Tôm chứa nhiều asen pentoxide (As2O5). Chất này gặp vitamin C trong các loại hoa quả, rau củ sẽ gây ra phản ứng hóa học trong dạ dày và khiến asen pentoxide thay đổi thành asen trioxide (còn được biết đến với tên gọi là thạch tín. Đây là chất độc, có thể gây ra suy tim, gan, thận và mạch máu và gây tử vong do mất máu lớn.

Không kết hợp tôm với thịt gà

Theo Đông y, nấu tôm và thịt gà cùng nhau sẽ gây ra hiện tượng động phong (ngứa ngáy khắp người).

Không nên kết hợp tôm với thịt lợn

Theo các y văn cổ ghi rằng không nên ăn thịt lợn với tôm vì chúng kỵ nhau theo ngũ hành. Sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh cũng đúc kết kinh nghiệm: thịt lợn đặc biệt kiêng kỵ với con tôm và một số thực phẩm như ốc bươu, lá mơ… do tương quan ngũ hành. Ăn thịt lợn với tôm hoặc ốc sẽ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

Không ăn bí đỏ cùng với tôm

Theo Đông y, bí đỏ tính hàn, vị ngọt còn tôm tính ấm, vị ngọt, mặn. Kết hợp hai loại thực phẩm này sẽ dẫn tới bệnh kiết lỵ.

Những điều cần lưu ý khi ăn tôm

Không nên ăn tôm tái/tôm sống: Tôm có thể chứa vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm hoặc gây ra bệnh tật.

Không nên ăn vỏ tôm: Nhiều người quan niệm vỏ tôm có chứa nhiều canxi, vì vậy cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già ăn cả vỏ tôm, Tuy nhiên vỏ tôm chỉ là canxi hữu cơ, khi vào dạ dày không hấp thụ được, đặc biệt là phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già.

Không ít người cho rằng, vỏ tôm cứng nên chứa nhiều canxi nhất, vì vậy, khi ăn họ thường cố gắng ăn cả vỏ. Tuy nhiên, thực tế thì vỏ tôm không hề giàu canxi, mà là chất kittin (một dạng polymer). Khi ăn nhiều vỏ tôm - chất kitin sẽ khiến khó tiêu.

Người bị dị ứng: Tôm chứa một loại protein gọi là tropomyosin, gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng cho một số người. Vì vậy nên chú ý khi ăn tôm, nếu thấy hiện tượng ngứa, nổi mề đay thì nên dừng lại dù đã nấu chín.

Để đảm bảo ăn tôm an toàn nên nấu chín, hấp, luộc, hoặc chiên với ít dầu mỡ. Không nên nấu tôm với bơ, dầu, nhiều muối.

Trên đây là những thông tin giải đáp về băn khoăn "tôm kỵ gì?". Hãy ăn tôm đúng cách để tốt cho sức khỏe nhé.

VTC News
Đăng ngày 04/05/2023
Thanh Thanh (Tổng hợp)

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Bệnh DIV1 trên tôm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Bệnh DIV1 trên tôm do Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) gây ra, được phát hiện lần đầu tiên trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) vào năm 2014 tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc sau đó vi rút tiếp tục gây bệnh cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tôm bệnh
• 17:55 30/06/2024

Tôm hùm, cá biển chết hàng loạt vì lượng oxy hòa tan giảm

Theo lãnh đạo UBND thị xã Sông Cầu, từ ngày 22 đến 24 tháng 6, đã xảy ra tình trạng tôm hùm và cá biển chết hàng loạt tại 6 vùng nuôi thủy sản của xã Xuân Cảnh. Sự cố này đã ảnh hưởng đến 88 hộ nuôi, gây thiệt hại ước tính hơn 7.3 tỷ đồng.

Thủy hải sản
• 17:55 30/06/2024

Áp dụng và phát triển bền vững công nghệ sinh học trong ao nuôi thủy sản

Trong thời đại hiện đại, khi những thách thức về môi trường và tài nguyên đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, việc áp dụng và phát triển bền vững công nghệ sinh học trong các trang trại thủy sản đóng vai trò quan trọng và cần thiết.

Cho tôm ăn
• 17:55 30/06/2024

Tăng cường quản lý NTTS trong thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Nuôi thủy sản lồng bè
• 17:55 30/06/2024

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án mở rộng Cảng Quy Nhơn đến năm 2030

UBND tỉnh Bình Đinh ban hành Quyết định số 988/QĐ-UBND về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án mở rộng Cảng Quy Nhơn đến năm 2030 tại phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn (giai đoạn 1) do Công ty CP Cảng Quy Nhơn làm chủ đầu tư. Quyết định này điều chỉnh cho Quyết định số 2721/QĐ-UBND ngày 29/6/2021 của UBND tỉnh.

Cảng Quy Nhơn
• 17:55 30/06/2024
Some text some message..