Tôm nuôi tại Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan có thể được truy xuất chính xác

Theo một báo cáo mới của Quỹ Bảo vệ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF), tôm nuôi từ Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ có thể được truy xuất nguồn gốc với sự chính xác 98% thông qua một quá trình được gọi là Elemental profiling.

truy xuất nguồn gốc tôm
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản. Hình minh họa: Aqquua

Việc phân tích nguyên tố có thể giúp các nhà nhập khẩu, các quan chức hải quan, các nhà bán lẻ và những người khác theo dõi, truy xuất nguồn gốc của hải sản thương mại toàn cầu.

Báo cáo được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu của WWF và được hỗ trợ bởi Đại học Auburn và Đại học Ocean của Trung Quốc đã xem xét nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) từ 3 quốc gia xuất khẩu chính là Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan. Nghiên cứu kết luận rằng việc định hình nguyên tố có thể phân biệt tôm từ các quốc gia khác nhau với mức độ chắc chắn 98%.

Tiến sĩ Aaron McNevin, giám đốc thực phẩm bền vững tại WWF, cho biết: "Khả năng truy xuất nguồn gốc cho phép người tiêu dùng biết được tôm đến từ đâu , điều này đã  không thể thực hiện được trước đây."

Ngày nay, việc theo dõi nguồn gốc của tôm nuôi phụ thuộc vào hồ sơ do các nhà xuất khẩu cung cấp. Không khách quan  và chưa xác minh các hồ sơ này một cách chắc chắn, tạo cơ hội cho sự sai lệch và gian lận. Thiếu tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc khiến người mua không nhận được thông tin quan trọng bao gồm quản lý môi trường, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phúc lợi của nhân viên cũng như vấn đề an toàn thực phẩm.

Một người Mỹ trung bình ăn khoảng 4 pound tôm mỗi năm, trong đó 80% trong số đó được nhập khẩu. Hoa Kỳ đã nhập khẩu 567.551 tấn tôm vào năm 2014 với trị giá 6,7 tỷ USD từ 39 quốc gia, nhiều nông trại.

Tiến sĩ Claude Boyd, Giáo sư về Nuôi trồng Thủy sản và Khoa học Thủy sản tại Đại học Auburn, cho biết: "Chúng tôi đã cố gắng hình thành nguyên tố ở vùng đông nam Hoa Kỳ và nó đã làm việc tốt cho cá da trơn và tôm – và đang mở rộng sang các nước khác. Nghiên cứu này đã chứng minh rằng chúng ta cũng có một số khả năng phân biệt tôm từ các tỉnh và tiểu bang ở các nước, mặc dù mức độ không  chắc chắn như phân biết tôm giữa các nước ".

Mô tả nguyên tố là quá trình phân tích một bộ các nguyên tố tạo thành một vật liệu hoặc một loài. Trong trường hợp này, 23 yếu tố được tìm thấy trong tôm được kiểm tra. Trong khi nghiên cứu khẳng định tính chính xác trong việc truy xuất nguồn gốc các nước sản xuất tôm.

Fis.com
Đăng ngày 26/05/2017
LỆ THỦY Lược dịch
Khoa học

Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tỉ lệ giới tính ấu trùng tôm sú

Ở tôm sú, con cái lớn nhanh và có kích thước lớn hơn con đực. Tác động của nhiệt độ có thể làm tăng đáng kể sự biểu hiện của các gen xác định giới tính, giúp cải thiện tỷ lệ giới tính như mong muốn trong đàn.

tôm sú
• 16:28 23/09/2021

Trung Quốc chuyển sang nuôi tôm sú vì giá cao

Người nuôi tôm ở Trung Quốc đang chuyển sang nuôi tôm sú nhiều hơn do giá tốt hơn, theo Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản lớn nhất của Trung Quốc.

tôm sú
• 18:44 17/08/2021

Nuôi tôm thâm canh bổ sung thức ăn tươi sống

Thử nghiệm nuôi tôm sú bằng tảo lục sợi (Chaetomorpha sp.) và ốc (Stenothyra sp.) cho thấy cải thiện tăng trưởng, nâng cao năng suất và tăng cường hấp thu, chuyển hóa thức ăn nhân tạo góp phần giảm chi phí sản xuất cho người nuôi.

ốc cho tôm ăn
• 17:12 28/07/2021

Hiệu quả từ nuôi tôm kết hợp thả cá rô phi xử lý nguồn nước

Hiện nay, nuôi tôm kết hợp cá rô phi xử lý nước ở ấp Vĩnh Điền (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải) được xem là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao.

Cá rô phi
• 10:23 19/07/2021

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 10:50 13/06/2025

Nguyên liệu lên men: Một xu hướng mới trong dinh dưỡng thủy sản

Thức ăn thương mại đóng vai trò then chốt trong sản xuất nuôi trồng thủy sản, do chiếm từ 50% đến 70% tổng chi phí sản xuất.

Thức ăn tôm
• 10:50 03/06/2025

Cá thông minh đến mức nào?

Trong một thời gian dài, khả năng nhận thức của cá thường bị đánh giá thấp, phần lớn do các nghiên cứu chủ yếu được tiến hành trong môi trường phòng thí nghiệm – nơi không phản ánh đầy đủ điều kiện sống tự nhiên. Những hạn chế của việc nuôi nhốt, bao gồm cả stress và thiếu kích thích môi trường, có thể làm sai lệch hành vi và hiệu suất nhận thức của cá, từ đó dẫn đến những hiểu biết phiến diện về năng lực trí tuệ của chúng.

Cá
• 10:53 28/05/2025

Ứng dụng Bacillus subtilis và Bacillus licheniformis trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành thủy sản đang đẩy mạnh phát triển theo hướng bền vững, việc ứng dụng các vi sinh vật có lợi trong nuôi trồng đang ngày càng phổ biến. Hai trong số những loài vi khuẩn được ứng dụng rộng rãi là Bacillus subtilis và Bacillus licheniformis – những chủng có khả năng sinh enzyme mạnh, hỗ trợ tiêu hóa, tăng miễn dịch và cải thiện môi trường nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:01 27/05/2025

Nguy cơ nhiễm khuẩn từ hải sản tươi sống

Hải sản tươi sống từ lâu đã là lựa chọn yêu thích trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao.

Hải sản sống
• 00:30 18/06/2025

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 00:30 18/06/2025

Ngành cá tra Việt Nam: Mỏ vàng phụ phẩm chờ khai thác triệt để

Ngành công nghiệp cá tra Việt Nam, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ mang lại giá trị từ phi lê xuất khẩu mà còn ẩn chứa một "mỏ vàng" khổng lồ từ phụ phẩm. Việc tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu này không chỉ giúp gia tăng giá trị cho con cá tra, giảm ô nhiễm môi trường mà còn mở ra một hướng đi bền vững, theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cá tra
• 00:30 18/06/2025

Năm 2025 kinh tế biển chuyển mình vượt lên nguồn lợi suy giảm

Số liệu của Cục Thủy sản và Kiểm ngư, nguồn lợi thủy sản trong 15 năm qua đã giảm 22% và đang để lại nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, năm 2025, Bộ NN&MT xác định kinh tế biển sẽ chuyển mình để năm 2030 đóng góp 10% GDP cả nước.

Nuôi trồng thủy sản
• 00:30 18/06/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 00:30 18/06/2025
Some text some message..