Tôm rớt giá thảm hại, đang chờ giải cứu

Tôm nguyên liệu rớt giá thảm hại, có loại giảm đến 60.000 đồng/kg, chỉ bằng 1/2 giá so với năm 2022. Người nuôi tôm ngậm ngùi bán lỗ cho thương lái mà không thể kêu gọi giải cứu như các nông sản khác.

Tôm sú
Giá tôm tại tỉnh Bạc Liêu giảm liên tục khiến người nuôi càng nuôi càng lỗ vốn. Ảnh: Nhật Hồ (BLĐ)

Giá rớt tận đáy

Ông Long Văn Nghĩa, Thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu chua chát: Giá tôm kiểu này, càng nuôi càng lỗ vốn. Tôi nuôi theo mô hình siêu thâm canh mật độ cao, năng suất đạt cao, nhưng giá thấp quá nên cũng đành tạm nghỉ để chờ giá.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Duy, xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu nói như than: “Với giá tôm như hiện nay nông dân thật sự chóng mặt, vì có trúng tôm thì cũng lỗ. Chi phí đầu tư cho nuôi tôm không ngừng tăng cao, giá tôm thế này coi như thua. Hiện tại tôi phải tạm treo ao để chờ giá chứ không dám thả nuôi vụ mới”.

Ngày 18.7, bà Quách Thị Thanh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng cho biết, giá tôm nguyên liệu những ngày qua tiếp tục giảm sâu. Hiện giá tôm thẻ cỡ 100 con/kg bán tại ao chỉ còn 60.000 đồng, giảm trên 45.000 đồng/kg so với cùng kỳ 2022.

Theo bà Bình, với như vậy hiện nay người nuôi tôm không dám mạo hiểm thả giống vì sợ bị lỗ.

Bà Bình cho biết: "Đến thời điểm này, tỉnh Sóc Trăng mới chỉ thả nuôi 70% diện tích. Người dân đang theo dõi giá tôm để quyết định có nên thả giống giống hay không".

Theo tính toán của người nuôi tôm Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau chi phí nuôi đạt cỡ 100 con/kg dao động 70.000 - 75.000 đồng. Trong khi giá bán hiện chỉ có 60.000 đồng/kg. Giá thức ăn, thuốc thú y thủy sản, công lao động có giảm so với đầu năm nhưng không đáng kể. Chính vì vậy giá thành tôm nuôi rất cao.

Tại tỉnh Bạc Liêu có 25 tổ chức và hơn 830 hộ dân đang đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh 2 - 3 giai đoạn với diện tích trên 4.600ha. Với giá tôm giảm liên tục, diện tích thả nuôi cũng giảm theo, khiến mục tiêu xuất khẩu 1 tỉ USD từ thủy sẩn của Bạc Liêu khó đạt.

Cần giải cứu ngành tôm

Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Tập đoàn Minh Phú nêu nguyên nhân giá tôm liên tiếp sụt giảm là do hiện tại đang vào mùa vụ nuôi tôm chính, không chỉ ở Việt Nam mà còn tập trung ở các nước nuôi tôm khác như: Ecuador, Ấn Độ và Indonesia.

Mô hình nuôi tômChủ động công nghệ, hạ giá thành sản xuất để ứng phó với giá tôm giảm liên tục. Ảnh: Nhật Hồ  (BLĐ)

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng) cho biết, theo thông lệ hầu hết nhận định thị trường sẽ phục hồi vào nửa cuối năm.

"Thực tế đến giữa tháng 7 cho thấy thị trường có hồi phục từng bước nhưng còn chậm và giá tiêu thụ chưa cải thiện. Có thể nguồn cung tôm giá rẻ từ Ecuador dồi dào. Hy vọng thị trường cuối năm sẽ hồi phục, ngành thủy sản đạt mục tiêu đặt ra".

Đơn cử giá thành sản xuất tôm nguyên liệu của Ecuador đối với con tôm size 60 con/kg chỉ khoảng 2,3 - 2,4 USD/kg, hay con tôm của Ấn Độ cũng dừng ở mức từ 3,4 - 3,5 USD/kg, nhưng giá thành sản xuất của con tôm Việt Nam lại nằm ở mức 4,8 - 5 USD/kg.

Do giá thành sản xuất thấp nên giá bán tôm nguyên liệu của các nước này cũng thấp hơn giá bán của con tôm Việt Nam từ 25.000 - 30.000 đồng/kg. Vì vậy, ngay từ khi nuôi tôm, bản thân con tôm Việt Nam đã mất đi lợi thế cạnh tranh mà nguyên nhân chính là chi phí đầu vào cho con tôm quá cao, nhưng lại chưa có một chính sách đặc thù nào cho phát triển con tôm, nhất là chính sách về tín dụng.

Ông Nguyễn Hoàng Xuân, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bạc Liêu cho rằng người dân cần ổn định tâm lý, tránh thu hoạch tôm nuôi ồ ạt, duy trì thả nuôi ổn định với mật độ thưa hơn, kéo dài thời gian nuôi để tăng kích cỡ tôm thu hoạch size lớn, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, tăng giá bán, từ đó tăng hiệu suất đầu tư.

Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nắm bắt tình hình diễn biến giá tôm nguyên liệu, phân tích hiệu quả sản xuất từng cỡ tôm thu hoạch, dự báo diễn biến nhu cầu của thị trường tiêu thụ, kịp thời thông tin đến chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người nuôi có kế hoạch thả giống và giải pháp phù hợp trong tổ chức sản xuất.

Báo Lao Động
Đăng ngày 19/07/2023
Nhật Hồ
Kinh tế

Nuôi tôm mô hình "Siêu lợi nhuận - Siêu rủi ro"

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp đáng kể cho GDP và xuất khẩu của cả nước. Trong những năm gần đây, nuôi tôm siêu thâm canh được phát triển mạnh mẽ, mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi. Tuy nhiên, mô hình này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, khiến người nuôi phải đối mặt với nhiều thách thức.

Siêu lợi nhuận - Siêu rủi ro từ con tôm
• 10:21 04/12/2023

Quản lý chi phí trong bối cảnh khủng hoảng chi phí sản xuất

Trong giai đoạn hiện nay, người nuôi tôm phải đối mặt với chi phí sản xuất ngày càng cao, có nguy cơ trở thành một ngành kinh doanh thua lỗ. Một trong số đó là giá tôm quá thấp nên họ không có lãi.

Tôm thẻ đẹp
• 11:00 24/11/2023

Thủy sản Việt Nam "lơ là" với thị trường nội địa

Ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm qua, trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước. Cũng chính vì điều đó, mà chúng ta lại nhập khẩu sản phẩm tinh và xuất khẩu sản phẩm thô. Có phải thủy sản Việt Nam đang “lơ là” với thị phần trong nước.

Buôn bán hải sản
• 10:17 23/11/2023

Giá cá tra giống Việt Nam tăng trong tháng 10

Theo số liệu từ VASEP, xuất khẩu cá tra trong tháng 10 đạt được 189 triệu USD, tăng nhẹ 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tín hiệu khả quan cho ngành thủy sản Việt Nam, sau nhiều tháng sụt giảm.

Xuất khẩu cá tra
• 10:50 22/11/2023

Dầu đinh hương chống lại nhiễm trùng ở cá rô phi

Một nghiên cứu gần đây chỉ rõ vai trò hữu ích của dầu đinh hương được sử dụng như chất kích thích miễn dịch cho hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Dầu đinh hương
• 05:02 07/12/2023

Liều lượng thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo bao nhiêu là thích hợp cho ấu trùng tôm sú?

Tôm giống đóng vai trò then chốt cho sự thành công của một vụ nuôi. Và một trong những yếu tố quyết định chất lượng tôm giống chính là chất lượng và liều lượng thức ăn.

Tôm sú giống
• 05:02 07/12/2023

Có thể chuyển đổi khoáng vô cơ thành khoáng hữu cơ được không?

Để có thể phát triển và duy trì sức khỏe ổn đinh, tôm rất cần bổ sung các loại khoáng chất cần thiết. Chất này đóng vai trò quan trọng, vì vậy việc cung cấp đủ khoáng chất là rất cần thiết qua từng giai đoạn.

Tôm thẻ
• 05:02 07/12/2023

Người nuôi cần làm gì khi giá tôm vẫn chưa thay đổi

Với tình hình giá tôm như hiện nay, người nuôi vẫn đang trong trạng thái lo lắng vô cùng. Giá tôm nguyên liệu, đặc biệt là giá tôm thẻ chân trắng giảm sâu. Trong khi đó giá các nguyên vật liệu sản xuất lại tăng cao khiến người nuôi tôm không có lãi, thậm chí là thua lỗ nặng nề.

Thu hoạch tôm
• 05:02 07/12/2023

Hiện tượng tôm ăn thịt lẫn nhau trong ao nuôi

Tôm rượt đuổi để ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng mà những người nuôi tôm có thể bắt gặp được trong quá trình nuôi. Tuy không phổ biến, nhưng nhìn chung đây cũng làm một điều đang lo ngại vì chưa biết rõ nguyên nhân. Hôm nay Tép Bạc sẽ cùng bà con tìm hiểu một số nguyên nhân gây nên hiện tượng tôm ăn thịt nhau nhé!.

Tôm thẻ
• 05:02 07/12/2023