Tôm Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Hàn Quốc

Tận dụng những điều kiện thuận lợi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), tôm Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị trí số 1 tại thị trường này.

chế biến tôm
Chế biến tôm XK

Theo Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP), trong quý I năm nay, Hàn Quốc là thị trường có mức tăng trưởng ấn tượng nhất của tôm Việt Nam trong số những thị trường chủ lực.

Nếu như trong tháng 1, XK tôm sang Hàn Quốc có giảm so với cùng kỳ, thì sang tháng 2 và 3 lại tăng trưởng rất mạnh. Cụ thể, trong tháng 1, XK tôm sang thị trường Hàn Quốc giảm 12,2%, nhưng sang tháng 2 tăng tới 72% và tháng 3 tăng 52%. Nhờ vậy, trong quý 1/2017, XK tôm Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 61,8 triệu USD; tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2016. Hiện Hàn Quốc đang đứng thứ 5 trong số những thị trường chủ lực của tôm Việt Nam.

XK tôm sang Hàn Quốc tăng trưởng mạnh, có phần không nhỏ từ Hiệp định VKFTA. Theo Hiệp định này, tôm Việt Nam XK sang Hàn Quốc có mức thuế chỉ 10%. Trong số những nước XK tôm sang Hàn Quốc, Việt Nam cùng với Thái Lan hiện đang được hưởng thuế NK thấp nhất, trong khi thuế với tôm Ấn Độ là 12,5%, Ecuador 20%, Trung Quốc 20%… Với mức thuế như trên, tôm Việt Nam đã có khả năng cạnh tranh cao hơn so với nhiều nguồn cung cấp chủ lực khác.

Không chỉ ở quý I năm nay, mà lợi thế từ Hiệp định VKFTA đã giúp tôm Việt Nam tăng trưởng khá tại thị trường Hàn Quốc trong năm 2016. Nếu như trong 4 tháng đầu năm 2016, XK tôm Việt Nam sang Hàn Quốc tăng trưởng không ổn định, thì từ tháng 5 đến hết năm, lại luôn đạt mức tăng trưởng tốt so cùng kỳ 2015. Qua đó, giúp cho trong cả năm 2016, XK tôm sang Hàn Quốc tăng 13,6% so năm 2015.

Sự tăng trưởng tốt nói trên đang giúp cho tôm Việt Nam ngày càng khẳng định được vị trí số 1 tại thị trường Hàn Quốc. Đây là vị trí mà Việt Nam đã giữ liên tục từ năm 2014 đến nay sau khi vượt qua Trung Quốc nhờ mức tăng trưởng khả quan đạt được trong giai đoạn 2010 - 2014.

Theo Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), năm 2016 giá trị tôm NK của Hàn Quốc đạt 532,3 triệu USD; tăng 4,5% so với năm 2015. Trong đó, Việt Nam là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Hàn Quốc, chiếm tới gần 49% tổng NK tôm của nước này. Thị phần của Việt Nam bỏ xa nhưng nước đứng sau như Trung Quốc chiếm 14,8%; Thái Lan 11,8%, Ecuador 9,3%…

2 sản phẩm tôm chủ lực được NK vào Hàn Quốc là tôm nguyên liệu đông lạnh và tôm chế biến không đóng túi kín khí, thì Việt Nam đều chiếm thị phần lớn nhất cả ở 2 sản phẩm này. Việt Nam cũng là nhà cung cấp chủ lực vẫn đang giữ được đà tăng trưởng XK vào thị trường Hàn Quốc, trong khi một số nhà cung cấp khác lại có xu hướng giảm.

Theo VASEP, XK tôm sang Hàn Quốc trong những năm tới vẫn còn nhiều tiềm năng để đạt mức tăng trưởng tốt, bởi đây là thị trường có sức mua ổn định với giá tốt. Hàn Quốc lại là 1 thị trường NK tôm lớn trên thế giới khi đứng thứ 7 về khối lượng tôm NK năm 2016, đứng thứ 12 về giá trị và chiếm 2,4% giá trị NK tôm của toàn thế giới.

Tuy nhiên, các nhà XK tôm Việt Nam vẫn cần phải đẩy mạnh hơn nữa về chất lượng, nhất là kiểm dịch và ATTP, bởi đây chính là thách thức lớn nhất khi XK tôm sang Hàn Quốc. Cuối năm 2016, nhằm bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh trong nước, Cục Quản lý Chất lượng thủy sản Quốc gia (NFQS) thuộc Bộ Thủy sản và Hải Dương Hàn Quốc đã thông báo một số điều chỉnh Luật Quản lý Dịch bệnh Thủy sản của nước này. Theo đó, dự kiến kể từ 1/4/2017, tất cả thủy sản nuôi và tự nhiên NK vào Hàn Quốc đều phải có chứng thư NK do cơ quan thẩm quyền nước XK cấp. Tất cả tôm ướp lạnh/đông lạnh (trừ tôm bỏ vỏ, bỏ đầu) sẽ phải kèm theo chứng thư NK do cơ quan thẩm quyền nước XK cấp. Tôm ướp lạnh và đông lạnh là một trong các mặt hàng thủy sản bị chỉ định kiểm dịch.

Tuy nhiên, để các nước XK có đủ thời gian để chuẩn bị cho việc cấp chứng thư, ngày 6/4 vừa qua, NFQS đã thông báo lùi thời điểm áp dụng những điều chỉnh luật trên và thời điểm áp dụng mới là ngày 1/4/2018. Đây là quãng thời gian cần thiết để các DN tôm Việt Nam cải thiện chất lượng tôm XK sang Hàn Quốc nhằm đáp ứng được những quy định mới của nước này.

Nông Nghiệp Việt Nam, 13/06/2017
Đăng ngày 13/06/2017
Sơn Trang
Thế giới

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 11:33 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 11:33 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 11:33 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 11:33 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 11:33 24/04/2024