Tổn thất lớn về chất lượng hải sản trên tàu cá

Hầm bảo quản không đảm bảo khả năng giữ nhiệt, đá cây/ đá xay không đảm bảo vệ sinh, hóa chất bị cấm được sử dụng trong bảo quản hải sản sau khai thác trên tàu cá đã làm giảm chất lượng hải sản...

Ảnh minh họa

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì hải sản sau khai thác chưa được ngư dân bảo quản đúng cách dẫn đến sản phẩm không đảm bảo chất lượng, tổn thất sau khai thác là khá lớn. Theo số liệu thống kê, thủy sản sau khai thác hiện nay tổn thất đến 20% sản lượng, thậm chí có khi lên đến 30% đối với tàu lưới kéo (tàu giã cào). Theo Tổng cục Thủy sản, riêng 6 tháng đầu năm 2013, sản lượng khai thác hải sản của cả nước đạt 1,3 triệu tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên, sản lượng hải sản đưa vào chế biến chỉ đạt khoảng 40 - 50% tổng sản lượng khai thác.       

Cả nước có gần 130.000 tàu cá, với tổn thất như trên thì hàng năm cả nước tổn thất trên dưới 400.000 tấn hải sản, tương đương 8.000 tỷ đồng (bình quân 20.000đ/kg hải sản). Với số lượng lao động nghề cá vào khoảng 900.000 người thì bình quân mỗi năm một người lao động bị tổn thất gần 10 triệu đồng. Đây là con số không nhỏ đối với những người có thu nhập thấp.

Nguyên nhân của tổn thất hải sản sau khai thác phải kể đến đó là:

- Nhiều tàu không có thiết kế hầm bảo quản sản phẩm hải sản sau khai thác (chủ yếu là tàu nhỏ) hoặc có nhưng chỉ là hầm với những vật liệu đa dạng, không đảm bảo cách nhiệt tốt như gỗ tấm, xốp, miếng ghép. Yếu tố này làm nhiệt độ bảo quản sản phẩm hải sản trong hầm cao, làm cho hải sản nhanh chóng giảm chất lượng, làm cho doanh thu chuyến biển cũng giảm theo. Các chuyến biển thường kéo dài hơn 20 ngày, khi gặp thời tiết xấu, chất lượng hải sản càng bị xuống cấp trầm trọng, hơn 60% lượng cá khi đưa vào bờ bị thương lái chê chất lượng kém. Cá không đạt tiêu chuẩn nên việc tiêu thụ cũng khó khăn, giá bán thấp.

- Một số chủ tàu sử dụng hóa chất kháng sinh bị cấm để bảo quản hải sản như Urê, hàn the, chloramphenicol…để ướp cá vì những hóa chất này gọn nhẹ, ít cồng kềnh, ít tốn nhiên liệu nhưng giữ được cá tươi rất lâu. Đây là những hóa chất có thể gây ra các bệnh nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy; nếu ăn cá có hàm lượng urê ít nhưng trong một thời gian dài sẽ bị ngộ độc mãn tính, thường xuyên đau đầu không rõ nguyên nhân, giảm trí nhớ và mất ngủ.

- Hầu hết tàu cá đều sử dụng đá cây, sau đó xay ra để ướp lạnh hải sản bởi đá cây rẻ, thuận lợi. Tuy nhiên từ khâu sản xuất đến khâu dùng đá để ướp hải sản đều gây ra ô nhiễm. Chẳng hạn như nhà máy nước đá gần cảng cá nồng nặc mùi hôi thối, hệ thống lọc nước để làm đá bị rỉ sét, các khung sắt tạo hình đá bị rỉ sắt, nguồn nước làm đá bị ô nhiễm... Chúng ta dễ dàng nhận thấy những cây đá ra lò bị ô nhiễm bằng cảm quan như đá bẩn về mặt vật lý có màu sắc khác lạ, thường là màu vàng, chứa cặn, rỉ sắt. Đá thường bỏ lăng lóc trên nền cảng cá dơ bẩn trước khi chuyển lên tàu….

Những hóa chất gây ô nhiễm, mất vệ sinh từ đá sẽ ngấm vào hải sản và đi vào cơ thể người khi ăn phải. Chẳng hạn đá bẩn nhiễm vi sinh, các loại vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh đường tiêu hóa. Một điều khá quan trọng là vi khuẩn bị kiềm hãm sự phát triển khi nước đông thành đá nhưng khi xâm nhập vào cơ thể thì chúng lại phát triển, sinh sôi nảy nở rất nhanh chóng.

Ba nguyên nhân trên đã làm giảm chất lượng sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu cá, chính vì thế nên các nhà khoa học cũng đã và đang tìm kiếm những giải pháp để giải quyết bài toán trên.

Báo Tuổi Trẻ; 26/02/14
Đăng ngày 26/02/2014
Nguồn: Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thuỷ sản
Đánh bắt

Tàu khai thác cá ngừ rộn ràng cập cảng

Đầu năm mới, tàu khai thác cá ngừ ở các địa phương miền Trung rộn ràng cập cảng sau chuyến biển dài ngày thắng lợi, tạo không khí phấn khởi bao trùm. Góc nhìn khác, ở Nhật Bản có phiên đấu giá cá ngừ đầu năm tại chợ truyền thống Toyosu, một con cá ngừ vây xanh được mua 1,32 triệu USD như báo hiệu điềm lành.

Cá ngừ vây xanh
• 11:21 10/02/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 10:53 24/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 16:35 17/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 16:35 17/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 16:35 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 16:35 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 16:35 17/02/2025
Some text some message..