Tổng sản lượng thủy sản trong tháng 7 ước đạt 740,5 nghìn tấn

Theo Tổng cục Thủy sản, tổng sản lượng thủy sản trong tháng 7 ước đạt 740,5 nghìn tấn, trong đó sản lượng khai thác là 340,5 nghìn tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 400 nghìn tấn.

Tổng sản lượng thủy sản trong tháng 7 ước đạt 740,5 nghìn tấn
Thu hoạch tôm càng xanh. Ảnh minh họa: Internet

Lũy kế 7 tháng đầu năm nay, tổng sản lượng thủy sản cả nước ước đạt 4.521 nghìn tấn, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó sản lượng khai thác ước đạt 2.199,8 nghìn tấn, nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.321,2 nghìn tấn.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong nửa đầu tháng 7 đạt 357 triệu USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2018 đưa lũy kế tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm nay của nước ta lên mức 4.253,5 triệu USD, bằng 99% so với cùng kỳ, đạt 40,5% so với kế hoạch 10,5 tỷ USD đề ra. Dự kiến đến hết tháng 7/2019, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4.684 triệu USD. Các thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam vẫn là Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc…

Về nuôi trồng thủy sản, diện tích thả nuôi tôm cả nước ước đạt 669.918 ha, bằng 99,3% so với cùng kỳ 2018, trong đó diện tích nuôi tôm sú là 598.116 ha, diện tích nuôi tôm chân trắng là 71.802 ha. Sản lượng thu hoạch tôm nước lợ trong tháng 7 ước đạt 90 nghìn tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó sản lượng tôm sú bằng 105,8% so với cùng kì, đạt khoảng 28,9 nghìn tấn, tôm thẻ ước đạt 50 nghìn tấn, giảm 3,6%. Lũy kế 7 tháng, sản lượng tôm nước lợ ước đạt 368,4 nghìn tấn, tăng 6,6%; trong đó tôm sú ước đạt xấp xỉ 172 nghìn tấn, tôm thẻ ước đạt 196,4 nghìn tấn. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu tôm tính đến hết tháng 7 đạt 1,73 tỷ USD, bằng 89,6% so với cùng kỳ năm trước.

Đối với cá tra, diện tích thả nuôi lũy kế 7 tháng đầu năm đạt 3.655ha, bằng 103% so với cùng kỳ, diện tích thu hoạch lũy kế từ đầu năm là 2.195ha, tăng 4,1%. Sản lượng cá tra tháng 7 ước đạt xấp xỉ 154,7 nghìn tấn, tính chung 7 tháng đầu năm 2019, sản lượng cá tra nuôi ước đạt 807 nghìn tấn, bằng 102,1% so với cùng kỳ 2018. Dự kiến hết tháng 7/2019, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,15 tỷ USD, bằng 96,8% cùng kỳ 2018.

Trong tháng 7, hoạt động khai thác hải sản của ngư dân trên biển không bị ảnh hưởng nhiều bởi cơn bão số 3 trên biển Đông. Các tàu lưới kéo, lưới rê, lưới chụp hoạt động hiệu quả. Công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động nghề cá trên biển và cứu hộ, cứu nạn được thực hiện nghiêm túc. Tình hình tàu cá Việt Nam vi phạm và bị bắt giữ đã giảm so với tháng trước. Đối với công tác ngăn ngừa khai thác bất hợp pháp (IUU), Tổng cục Thủy sản đã tổ chức Đoàn công tác của Ban chỉ đạo IUU đến kiểm tra tình hình triển khai các khuyến nghị của EC đối với thủy sản Việt Nam tại các tỉnh Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau và Kiên Giang.

Phát biểu tại cuộc họp giao ban, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chỉ đạo Tổng cục Thủy sản cần tập trung tăng tốc hơn nữa trong những tháng tiếp theo để đạt được kế hoạch tăng trưởng ngành đã đặt ra. Đặc biệt, cần chú ý tới các vấn đề trọng tâm như triển khai Luật Thủy sản 2017, Công tác ngăn ngừa khai thác bất hợp pháp (IUU), Mục tiêu tăng trưởng ngành, Hoạt động Kiểm ngư và Kịch bản đón đoàn kiểm tra EC vào tháng 11 tới.

Tổng cục trưởng Trần Đình Luân đã tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng, đồng thời yêu cầu các đơn vị trong Tổng cục bám sát các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện từ nay đến cuối năm, quyết liệt, tập trung toàn lực thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra.

TCTS
Đăng ngày 13/08/2019
Hương Trà
Nuôi trồng

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 14:14 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 14:14 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 14:14 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 14:14 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 14:14 27/11/2024
Some text some message..