Ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở NN&PT Nông Thôn TP.HCM cho biết, sau khi cá chết đơn vị cũng đã tổ chức kiểm tra lấy mẫu nước đánh giá nguyên nhân.
Qua đó, kết quả cho thấy kết quả như sau: thứ nhất về độ trong của nước lớn hơn hoặc bằng 30, xét nghiệm nhỏ hơn 20, điều này chứng tỏ đã bị nhiễm hữu cơ. Thứ hai là độ PH cho phép 8,8 đến 8,5 thì đo được là 8,9. Thứ ba là NH3 0,3 mg/l thì qua xét nghiệm là 0,36 mg/l. Thứ 4 là NH4 là 0,1 mg cho phép thì nó đã vượt mức.
Dựa trên kết quả đo đạc được, có thể kết luận nguyên nhân ban đầu làm cá chết là do ô nhiễm chất hữu cơ và khí độc.
Cái này được sinh ra trong những cơn mưa đầu mùa do toàn bộ rác thải, khí thải tập trung khối lượng lớn ở gần khu vực kênh. Điều này cũng diễn ra tương tự vào năm 2014 -2015.
Trong đó năm 2014 diễn ra hai đợt, vào tháng 4 và 5. Năm 2015 cũng diễn ra vào tháng 4 và tháng 5, và các kết quả xét nghiệm đều tương đồng với nhau.
Ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở NN & PT Nông Thôn TP.HCM lý giải nguyên nhân cá chết - Ảnh: Tân Phú
Về biện pháp xử lý, ông Trung cũng nói thêm sẽ tăng cường lực lượng trục vớt cá. Trong hôm qua, Sở đã đưa thêm chất bioba và những chất vi sinh hữu cơ để xử lý. Đồng thời cũng khuyến cáo người dân không nên vớt cá, rác.
Thời điểm hiện nay độ ô nhiễm trong nước đang cao nên bà con đừng nên phóng sinh cá, và có sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn nên thả cá trong thời điểm nào và nên thả loại cá gì.
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường cho biết thêm, ngay khi xảy ra vụ việc, Sở đã huy động trên 16 phương tiện gồm ca nô, các tàu thu gom. Để đảm bảo việc vớt toàn bộ cá chết đơn vị đã huy động toàn bộ phương tiện từ các Công ty công ích của các quận huyện như Q.8, các khu đường sông và tập trung từ đây cho đến tối phải xử lý hết số lượng cá chết.
“Cũng theo đó, tính đến 17 giờ đã vớt được 14 tấn cá, bên cạnh đó chúng tôi đã đưa về xử lý đúng quy trình có sự giám sát chặt chẽ để bảo vệ môi trường tốt nhất. Thành phố cũng đã triển khai nhiều biện pháp về cá chết”, ông Thắng nói.