TPP gây khó cho xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc

Do nhu cầu thấp và áp lực của hiệp định Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Trung Quốc sẽ phải tập trung vào thị trường nội địa đồng thời cải thiện chất lượng sản phẩm, thay vì XK.

TPP

Nông - thủy sản Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn tại các thị trường trọng điểm: phải cạnh tranh về giá với các nước đã ký TPP.

Vấn đề lớn hơn mà Trung Quốc sẽ gặp phải là tìm nguồn hàng nông sản và thủy sản phục vụ nhu cầu trong nước. Tiêu thụ protein tăng cùng sự phát triển kinh tế. Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào nguồn thủy sản NK. Trong khi đó, mức thuế NK của nước này lại cao hơn các nước TPP. Do đó, khi TPP đi vào hiệu lực, rất có thể, Trung Quốc sẽ phải cạnh tranh với nhiều thị trường khác.

Nếu Trung Quốc mất khá nhiều vì TPP thì Việt Nam lại là nước được lợi. XK từ Việt Nam sang Trung Quốc tăng. Trung Quốc trở thành thị trường XK thủy sản lớn thứ 3, sau EU và Mỹ. Theo TPP, thuế trên nhiều loại thủy sản đông lạnh sẽ giảm (chưa tính ảnh hưởng của thuế chống bán phá giá). Trước khi xem giá tại Trung Quốc, người ta bắt đầu tham khảo giá của Việt Nam, nhất là đối với tôm.

FTA giữa Trung Quốc và 10 nước ASEAN trong đó có Việt Nam mở ra cơ hội cho thủy sản Việt tại thị trường Trung Quốc. Trung Quốc NK thủy sản từ Việt Nam, sau đó chế biến và XK sang các thị trường, chủ yếu là sang Mỹ. Với TPP, nhiều khả năng các nhà NK của Mỹ sẽ lấy nguồn từ Việt Nam và không qua Trung Quốc nữa.

Hoàn tất việc kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là kết quả của việc tôn trọng thể chế, lợi ích của nhau, cùng hướng đến việc xây dựng lòng tin để cùng nhau hợp tác thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại sâu sắc hơn. Nếu Việt Nam được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường thì Việt Nam sẽ không phải đối mặt với những vụ kiện chống bán phá giá như hiện nay.

Như vậy, để tránh sự cạnh tranh gay gắt tại Mỹ và tránh việc quá phụ thuộc vào nguồn cung từ Việt Nam, Trung Quốc sẽ phải tăng sản xuất thủy sản phục vụ nhu cầu nội địa. Rất có thể sẽ có những DN thủy sản Trung Quốc xây dựng cơ sở tại Việt Nam để tận dụng các cơ hội TPP. Việt Nam hiện vẫn thu hút được nguồn vốn FDI nhờ chi phí lao động thấp và cũng là trạm trung chuyển đến các thị trường trọng yếu. Thủy sản của Trung Quốc hiện đang chuyển đổi dần từ XK sang tập trung vào thị trường nội địa. Sau TPP, quá trình chuyển đổi sẽ mau lẹ hơn nhiều. 

Vasep, 01/12/2015
Đăng ngày 01/12/2015
Thu Trang
Thế giới

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Xuất khẩu tôm: Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới

Ngành tôm xuất khẩu của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế thủy sản, với kim ngạch đạt hàng tỷ USD mỗi năm.

Tôm xuất khẩu
• 09:40 26/12/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 06:11 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 06:11 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 06:11 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:11 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 06:11 27/12/2024
Some text some message..