Trả lại môi trường sống cho đầm Ô Loan

Đầm Ô Loan được Bộ VH-TT-DL công nhận Di tích thắng cảnh cấp quốc gia vào năm 1996. Thế nhưng thời gian qua, do công tác quản lý chưa chặt chẽ, thiếu kiểm tra nên việc khai thác thủy sản mang tính hủy diệt, lấn chiếm di tích thắng cảnh này ngày càng trở nên nghiêm trọng, khiến nguồn lợi thủy sản ở đây ngày càng cạn kiệt.

Trả lại môi trường sống cho đầm Ô Loan
Lực lượng chức năng thu giữ lờ bóng Thái Lan (loại ngư cụ cấm khai thác thủy sản ven bờ) đã sử dụng để khai thác thủy sản tại đầm Ô Loan (huyện Tuy An) - Ảnh: ANH NGỌC

Khó xử lý

Theo UBND huyện Tuy An, đầm Ô Loan tiếp giáp với các xã An Cư, An Hiệp, An Hòa, An Hải và An Ninh Đông, có diện tích khoảng 1.570ha. Hiện có khoảng 420 hộ lấn chiếm đất ven đầm để xây dựng nhà ở, lán trại và các công trình trái phép khác với tổng diện tích hơn 37.460m2; khoảng 375ha mặt nước của đầm bị lấn chiếm để nuôi trồng thủy sản trái phép (chiếm gần 1/4 diện tích mặt nước đầm Ô Loan). Ngoài ra, có hơn 665 hộ ngư dân sống ven đầm sử dụng lờ bóng Thái Lan, làm nghề đăng, đáy để khai thác thủy sản trái phép và hơn 120ha đất mặt nước tại đầm dùng cọc tre, cây gỗ, lưới mùng tạo thành que đăng để nuôi vẹm cháy. Việc khai thác và nuôi thủy sản trái phép đã làm môi trường đầm Ô Loan bị ô nhiễm nặng, gây hại tới nguồn lợi thủy sản.

Ông Lê Văn Hải ở xã An Ninh Đông, cho biết: Nguồn lợi thủy sản ở đầm Ô Loan vốn rất phong phú và dồi dào, trong đó có nhiều loài là đặc sản có giá trị kinh tế rất cao. Trước đây, ngư dân sống ven đầm thường sử dụng các ngư lưới cụ truyền thống để khai thác, nên thủy sản không cạn kiệt, thu nhập ổn định. Nhưng hiện nay, nhiều ngư cụ mới phát sinh, khai thác cạn kiệt nguồn lợi thủy sản trong đầm, nhất là lờ bóng Thái Lan và xung điện, lưới điện. Các loại dụng cụ này đã hủy diệt nhiều loại thủy sản trong đầm. Ngoài ra, các ao hồ nuôi thủy sản ven đầm cũng làm môi trường nước bị ô nhiễm, môi trường sống của các loài thủy sản cũng ảnh hưởng.

Ông Tiếu Văn Cừ, Chủ tịch UBND xã An Cư, thừa nhận: Tình trạng lấn chiếm đầm Ô Loan đã xảy ra nhiều năm nay, một phần là do chính quyền địa phương buông lỏng quản lý, không kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm. Từ năm 2016 đến nay, xã lập biên bản nhiều trường hợp lấn chiếm đất, mặt nước đầm Ô Loan, nhưng việc xử lý gặp nhiều khó khăn, do vi phạm đất di tích thắng cảnh cấp quốc gia, khung mức phạt cao, thuộc thẩm quyền cấp trên.

Trả lại môi trường sống cho đầm

Trước tình trạng này, UBND huyện Tuy An vừa huy động lực lượng tiến hành giải tỏa, thu giữ và xử lý các loại ngư cụ khai thác thủy sản mang tính hủy diệt trên đầm Ô Loan. Trước khi thu giữ và xử lý các dụng cụ khai thác thủy sản trái phép, huyện Tuy An tuyên truyền, vận động người dân tự di dời, tháo dỡ, tuy nhiên rất ít hộ tự giác thực hiện chủ trương này. Tại 5 xã ven đầm, chính quyền địa phương cử lực lượng, có sự hỗ trợ của huyện tập trung giải tỏa, tháo dỡ, thu giữ và xử lý toàn bộ các loại ngư cụ khai thác thủy sản mang tính hủy diệt, gây ô nhiễm môi trường và tổ chức tiêu hủy tại chỗ.

Ông Trần Xuân Định ở xã An Cư, cho biết: Chủ trương của huyện là đem lại môi trường sống và cảnh quan trong lành cho đầm Ô Loan, người dân chúng tôi rất ủng hộ. Việc giải tỏa này sẽ góp phần khôi phục và tái tạo nguồn lợi thủy sản ở đầm Ô Loan. Còn ông Võ Chí Tình, Chủ tịch UBND xã An Hiệp, cho hay: Theo thống kê, xã An Hiệp có khoảng 70 hộ dân làm nghề đăng và bóng Thái Lan. Địa phương đã tổ chức tuyên truyền, yêu cầu các hộ này ký cam kết không sử dụng các ngư cụ cấm để khai thác thủy sản trên đầm Ô Loan. Thời gian tới, UBND xã An Hiệp tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân không được lấn chiếm mặt nước đầm Ô Loan để nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, địa phương sẽ cử lực lượng thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm, tái phạm…

Ông Phạm Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy An, nói: Huyện đã tổ chức nhiều cuộc họp với quyết tâm xử lý dứt điểm tình trạng sử dụng ngư cụ cấm trong khai thác thủy sản và việc lấn chiếm đầm Ô Loan để nuôi thủy sản trái phép; đã chỉ đạo chính quyền các địa phương ven đầm Ô Loan tăng cường công tác tuyên truyền các quy định về nuôi trồng, khai thác thủy sản và nâng cao nhận thức của người dân về mối nguy hiểm, tác hại của các loại ngư cụ khai thác mang tính hủy diệt. Thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tái phạm nhằm góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản và trả lại môi trường sống cho thủy sản tại đầm Ô Loan. Đồng thời tiếp tục vận động ngư dân thực hiện hiệu quả hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản mang tính bền vững.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 29/05/2019
Anh Ngọc
Môi trường

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Thả con giống bồi hoàn đa dạng sinh học

Sáng ngày 6.3, Công ty CP cảng Quy Nhơn - chủ đầu tư dự án Đầu tư nâng cấp bến số 1- cảng Quy Nhơn đã thả 469.600 con giống thủy sản (cá chẽm, cua, tôm sú) để bồi hoàn đa dạng sinh học tại Ngã 3 sông Trường Úc (gần đập tràn Quy Nhơn 3, tổ 28, KV 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn) và khu nước trước bến số 1 cảng Quy Nhơn với tổng kinh phí gần 74 triệu đồng.

Thả giống bồi hoàn sinh học
• 10:32 06/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 18:36 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 18:36 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 18:36 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 18:36 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 18:36 28/03/2024