Trà Vinh: Báo động tình trạng tận diệt nguồn lợi thủy sản ở vùng biển xã Đông Hải

Vùng biển xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt dần nguồn lợi thủy sản do hàng trăm người dân địa phương từ các nơi khác đến lén lút đóng đáy bằng lưới mùng ven biển (miệng đáy có chiều ngang từ 5m-7 m, sử dụng lưới có mắt nhỏ như mùng ngủ).

danh ca tren bien

Ông Đào Văn Chính, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Hải cho biết, từ năm 2010, dọc theo chiều dài 16 km bờ biển của xã bắt đầu xuất hiện một số ghe từ các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng lén lút đến cắm trụ đáy ven bờ rồi sử dụng lưới mùng để đóng đáy đánh bắt các con giống thủy sản như: cua biển, cá kèo, cá chẽm… Việc khai thác thủy sản này đầu tư vốn ít, nhưng lại cho lãi cao nên đã thu hút nhiều hộ dân, nhất là dân nghèo tham gia.

Tính đến nay, chỉ riêng người dân ở địa phương đã có hơn 200 hộ ở các ấp như Hồ Tàu, Hồ Thùng, Phước Thiện, sử dụng trên 600 miệng đáy bằng lưới mùng lén lút khai thác nguồn lợi thủy sản. Nếu tính cả các tỉnh khác đến thì ven bờ biển Đông Hải có hơn 1.000 miệng đáy mùng đang hoạt động cả ngày lẫn đêm.

Việc khai thác nguồn lợi thủy sản bằng đáy mùng ở xã Đông Hải đã vượt quá xa khả năng quản lý và kiểm soát của chính quyền địa phương. Ông Đào Văn Chính cho biết thêm, nguồn nhân lực và phương tiện của địa phương tuy có hạn chế, nhưng UBND xã vẫn thường xuyên tổ chức kiểm tra ngăn chặn, xử phạt các đối tượng vi phạm. Tuy nhiên, tình trạng khai thác nguồn lợi thủy sản trái phép vẫn cứ tiếp diễn. Bởi lẽ, mức xử phạt hành chính được qui định đối với cấp UBND xã tối đa là 2 triệu đồng, chưa đủ sức để răn đe. Bình quân, một miệng đáy bằng lưới mùng có chiều ngang từ 5m – 7 m, đánh bắt trong một con nước lớn có thu nhập ít nhất từ 500.000 đồng – 3 triệu đồng, nên họ bất chấp việc bị xử phạt. Mặt khác, khi thấy lực lượng kiểm tra, các đối tượng này đều bỏ chạy hoặc không thừa nhận phương tiện đáy lưới mùng là của họ nên không thể lập biên bản xử phạt.

Do tình trạng đóng đáy bằng lưới mùng ồ ạt và kéo dài trong mấy năm qua, hậu quả đã dẫn đến nguồn lợi thủy sản ở vùng biển xã Đông Hải sụt giảm đáng kể, gây thất thu lớn cho hơn 1.000 khẩu đáy biển của 300 hộ dân trong xã. Ông Huỳnh Thành Thái, ở ấp Định An, xã Đông Hải cho biết, hai năm nay, sản lượng cá tôm mà gia đình ông khai thác được đã sụt giảm 6 – 7 lần; sản lượng đánh bắt được có giá trị kinh tế không cao, rất ít lượng tôm biển, cá chét, cá thu... như trước đây. Không chỉ riêng gia đình ông Thái, mà sản lượng khai thác thủy sản toàn xã Đông Hải cũng đã sụt giảm nhiều về giá trị kinh tế. Theo báo cáo của UBND xã Đông Hải, trong 2 năm qua, sản lượng khai thác thủy sản của xã đạt bình quân 15.000 tấn, nhưng sản lượng tôm chỉ đạt chưa đến 5.000 tấn, ít hơn vài năm trước từ 2.000 – 3.000 tấn./.

tamnhin.net
Đăng ngày 08/08/2013
Phúc Sơn
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 20:35 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 20:35 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 20:35 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 20:35 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 20:35 26/11/2024
Some text some message..