Trà Vinh: Gần 25% lượng tôm thẻ chân trắng chết do nhiễm virut đốm trắng

Vùng ngập mặn, ven biển thuộc hai huyện: Cầu Ngang và Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh) hiện có hơn 1.000 hộ dân thả nuôi khoảng 300 triệu con tôm thẻ chân trắng giống trên diện tích gần 500 ha theo hình thức thâm canh.

tôm bệnh
Tôm thẻ chân trắng bệnh. Ảnh minh họa.

 Tuy mới bước vào đầu vụ thả giống nhưng hiện có gần 250 hộ bị thiệt hại do tôm chết với hơn 73 triệu con giống, chiếm gần 25% lượng giống thả nuôi.

Theo Chi cục nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Bạc Liêu (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu), qua phân tích 6 mẫu bệnh phẩm thu tại xã Mỹ Long Nam, Hiệp Mỹ Đông (huyện Cầu Ngang) và xã Hiệp Thạnh (huyện Duyên Hải) trên tôm thẻ chân trắng có 5/6 mẫu dương tính với vi rút đốm trắng, âm tính với vi rút đầu vàng và taura. Như vậy, đa phần tôm thẻ chân trắng nuôi bị chết là do bệnh đốm trắng; đây là loại bệnh không có thuốc đặc trị, khả năng lây lan rất lớn. Hơn nữa, thời gian qua thời tiết diễn biến rất phức tạp, trời se lạnh kéo dài, nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch quá cao, độ mặn, độ PH, môi trường nước hiện không ổn định gây bất lợi cho tôm nuôi.

Trước tình hình trên, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh khuyến cáo các hộ nuôi tôm ở vùng ngập mặn, ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành lùi lịch thời vụ thả tôm giống, chờ đến khi thời tiết ấm lên và môi trường ổn định trở lại mới bắt đầu thả giống trở lại. Đồng thời tăng cường các cán bộ kỹ thuật xuống bám cơ sở phối hợp cùng chính quyền địa phương nắm chắc từng hộ có tôm nuôi bị chết, tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý một cách có hiệu quả.

Tăng cường công tác quản lý nguồn tôm giống, thuốc thú y thủy sản; kiên quyết tiêu huỷ những mẻ giống không đảm bảo chất lượng, khuyến cáo người nuôi không nên ham rẻ mua tôm giống, thuốc thú y thủy sản trôi nổi không rõ nguồn gốc, khi mua con giống cần yêu cầu cơ sở bán giống xuất trình giấy kiểm tra, chứng nhận tôm giống sạch bệnh.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức chấp hành các quy định của chính quyền và ngành chuyên môn trong việc nuôi tôm- nhất là khâu xử lý nước thải. Riêng đối khu vực tôm nuôi bị chết, phải tiến hành khoanh vùng, trước khi tháo nước ra ngoài phải được xử lý bằng hoá chất theo đúng hướng dẫn của cán bộ chuyên môn và tạm dừng thả giống…

Vụ nuôi tôm biển năm 2014, Trà Vinh có kế hoạch thả nuôi khoảng 1,6 tỷ con tôm sú giống trên diện tích gần 18.200 ha và 2,1 tỷ con tôm thẻ chân trắng trên diện tích 4.240 ha. Phấn đấu đạt trên 27.500 tấn tôm thương phẩm.

TTXVN/QDND
Đăng ngày 11/02/2014
Dịch bệnh

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 14:23 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 14:23 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:23 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 14:23 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:23 16/04/2024