Trà Vinh: Nghêu chết hàng loạt do nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn

Gần 2 tháng nay, vùng nuôi nghêu trên bãi bồi ven biển huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh xuất hiện tình trạng nghêu đến thời điểm thu hoạch bị chết hàng loạt, khiến người nuôi thất thu nặng.

Trà Vinh: Nghêu chết hàng loạt do nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn
Hơn 300 tấn nghêu thương phẩm chết, người dân huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh thiệt hại trên 7 tỷ đồng.

Ông Võ Minh Thành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Châu Thành cho biết, toàn huyện Châu Thành có tổng diện tích nuôi nghêu 300ha do Tổ hợp tác nuôi nghêu ấp Hai Thủ và Hợp tác xã nuôi nghêu Tiến Thành sản xuất trên địa bàn xã Long Hòa, với 434 thành viên, tổng vốn góp hơn 6,6 tỷ đồng. Những vụ sản xuất trước đây, sau 18 tháng thả giống, sản lượng nghêu thương phẩm thu hoạch đạt khoảng 800 tấn/vụ. Lợi nhuận bình quân được chia cho các thành viên từ 60-100% vốn góp. Tuy nhiên, thời điểm này, khi nghêu đến mùa thu hoạch lại bị chết. Theo thống kê ban đầu, số nghêu thương phẩm chết khoảng 300 tấn, ước tổng thiệt hại hơn 7 tỷ đồng.

Trước tình hình trên, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh đã lấy mẫu bệnh phẩm nghêu gửi Chi cục Thú y vùng VII phân tích. Kết quả, mẫu nghêu bị nhiễm ký sinh trùng Perkinsus spp (Ký sinh trùng gây dịch bệnh và chết nhiều trên nhuyễn thể). Đồng thời, phát hiện vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (Vi khuẩn gây bệnh gan tụy trên động vật thủy sản) trong mẫu nghêu thịt và nhóm Vibrio spp (nhóm vi khuẩn có hại gây nhiều bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản) trong mẫu nước vùng nuôi nghêu.

Trước thực trạng trên, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh vận động người nuôi chủ động thu hoạch nghêu đạt trọng lượng thương phẩm. Đồng thời khuyến cáo các tổ hợp tác, hợp tác xã ngưng thả giống mới để hạn chế dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

QĐND
Đăng ngày 07/06/2018
Thúy An - Ngọc Quyên
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 04:00 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 04:00 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 04:00 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 04:00 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 04:00 20/04/2024