Trà Vinh: Ổn định cuộc sống từ con ốc len

Sau khi được Nhà nước hỗ trợ khu tái định cư ở ấp Phước Thiện, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, chỉ vọn vẹn gần 01ha đất (gồm 0,5ha diện tích mặt nước để nuôi thủy sản, còn lại là đất nền nhà và đất trồng cây rừng), cuộc sống của vợ chồng ông Ngô Oanh Rương gặp rất nhiều khó khăn. Nhờ cần cù, chịu khó và biết học tập, ứng dụng các mô hình hay trong sản xuất, năm 2006, ông Rương học kinh nghiệm nuôi ốc len ở Bạc Liêu do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, qua gần 10 năm phát triển mô hình nuôi ốc len đã góp phần trong việc ổn định cuộc sống của gia đình ông, ngoài ra còn giúp cho nhiều nông dân trong ấp Phước Thiện học tập, nhân rộng trên vùng đất bãi bồi ven tán rừng và đồng láng…

ốc len
Nông dân Ngô Oanh Rương ổn định cuộc sống nhờ nghề nuôi ốc len

Theo ông Ngô Oanh Rương, nuôi ốc len không tốn chi phí thức ăn cũng như công chăm sóc, chỉ đầu tư con giống lúc đầu và vài trăm mét lưới mùng (tùy điều kiện mỗi hộ nuôi) để bao quanh khu vực nuôi không để ốc bò ra ngoài, do đặc điểm ốc len là loài thích ăn các chất mùng hữu cơ như lá, thân cây mục, các loại vỏ đậu, khoai… Chu kỳ từ lúc thả ốc giống (khoảng 2.000 con/kg) đến thu hoạch ốc thương phẩm là 07-08 tháng (đạt trọng lượng 35-40 con/kg), khoảng 04-05 tháng nuôi, nông dân có thể thu hoạch theo hình thức thu tỉa với những con lớn. Sau thời gian nuôi, nếu không thu hoạch ốc len thương phẩm, ốc bắt đầu sinh sản. Được biết, giai đoạn 2010-2012, ông Ngô Oanh Rương chỉ nuôi với diện tích khoảng 500m2, mỗi năm cho sản lượng gần 05 tấn ốc len. Giá bán lúc đó khoảng 40.000-50.000 đồng/kg. Hiện nay, giá ốc len đã không ngừng tăng cao (70.000-80.000 đồng/kg) có lúc tăng lên 100.000 đồng/kg và khá hút hàng, được tiêu thụ về thành phố và các chợ đầu mối.

Theo các hộ dân cho biết, đối với vùng đất Phước Thiện rất thích nghi cho việc nuôi ốc len, do có nhiều bãi rừng và đồng láng nằm cặp theo vàm Phước Thiện nên có nền đất thịt và giàu chất mùng hữu cơ. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc phát triển nuôi ốc len ở ấp Phước Thiện không phát triển mạnh (hiện chỉ còn 04-05 hộ thả nuôi) là do phần lớn các hộ thả nuôi ốc ở cặp ven các khu rừng, bãi đất bồi khá xa nhà nên thường xuyên xảy ra việc mất trộm ốc, khó kiểm soát… vì vậy nhiều nông dân ngại mở rộng mô hình nuôi ốc len.

Cũng theo ông Ngô Oanh Rương: Riêng gia đình cũng bị thất thu từ 50-60% sản lượng. Hiện gia đình đang di dời điểm nuôi mới, gần khu vực chòi canh giữ tôm. Dự kiến diện tích thả nuôi khoảng 2.000m2 và gia đình đang gây thả lại được 70kg ốc len giống, sau 07-08 tháng sẽ cho sản lượng khoảng 300-400kg. Nếu không thu hoạch bán ốc thương phẩm thì với sản lượng này đủ để nuôi nhân rộng ra hết diện tích.

Trà Vinh, 20/07/2015
Đăng ngày 29/07/2015
Bài, ảnh: Hữu Huệ
Nuôi trồng

Làm giàu từ nuôi ốc nhồi thương phẩm

Tận dụng khuôn viên lò gạch thủ công đã đóng cửa, ông Cao Tất Thái (thôn Quý Tân, xã Ia Trok, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) xây dựng bể nuôi ốc nhồi thương phẩm. Mô hình bước đầu đem lại hiệu quả.

Nuôi ốc nhồi thương phẩm.
• 09:48 14/06/2021

Nuôi hàu trên dòng Nhật Lệ

Đoạn sông Nhật Lệ chảy qua thị trấn Quán Hàu, xã Lương Ninh và Võ Ninh (Quảng Ninh) có chiều dài khoảng 3km, được ví như một mỏ hàu khổng lồ trời cho. Hàu có ở nhiều nơi, nhưng có lẽ không đâu ngon bằng con hàu sống ở đoạn sông Nhật Lệ này. Thế nhưng, thứ đặc sản quý này đang ngày càng bị cạn kiệt bởi khai thác quá mức, cho đến khi một số hộ nông dân nơi đây nghĩ ra cách nuôi chúng.

Hàu nuôi.
• 08:26 08/06/2021

Khai thác nghêu ổn định sau đợt nắng nóng

Sau đợt nắng nóng kéo dài hơn 1 tháng từ đầu tháng 3 đến trung tuần tháng 04/2021 đã gây thiệt hại hơn 70 tấn nghêu, trị giá hơn 1 tỷ đồng tại Hợp tác xã (HTX) thủy sản Rạng Đông, xã Thới Thuận, huyện Bình Đại. Nhờ công tác chăm sóc, bảo vệ, quản lý và khắc phục tốt thiệt hại, không lâu sau đó, HTX đã bắt đầu tổ chức khai thác ổn định trở lại.

Nghêu.
• 10:45 07/06/2021

Nuôi ngao vùng bãi triều: Phát triển nghề nuôi ngao theo hướng bền vững

Thiên nhiên ưu đãi vùng ven biển Kim Sơn bằng việc mỗi năm ban cho vùng đất này hàng trăm ha đất lấn biển, lượng phù sa màu mỡ bồi đắp tạo thành những cồn bãi nuôi ngao lý tưởng.

Nuôi ngao.
• 09:45 26/04/2021

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 00:00 09/12/2023

Có nên lạm dụng thuốc tây trong nuôi tôm thẻ?

Hiện nay, bà con nuôi tôm đang truyền miệng nhau hình thức sử dụng thuốc tây (hay còn gọi là thuốc tân dược). Điều đặc biệt đáng nói ở đây là người nuôi không biết các loại thuốc này sử dụng cho tôm có thật sự hiệu quả hay không? Hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu vấn đề này nhé!

Thuốc tây
• 10:13 08/12/2023

Giải pháp nâng cao tỷ lệ thành công trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng đã mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân, góp phần thay đổi diện mạo những vùng quê nông thôn ven biển Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, bà con nuôi tôm đang đối diện nhiều thách thức.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:15 07/12/2023

Có thể chuyển đổi khoáng vô cơ thành khoáng hữu cơ được không?

Để có thể phát triển và duy trì sức khỏe ổn đinh, tôm rất cần bổ sung các loại khoáng chất cần thiết. Chất này đóng vai trò quan trọng, vì vậy việc cung cấp đủ khoáng chất là rất cần thiết qua từng giai đoạn.

Tôm thẻ
• 10:40 06/12/2023

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 18:12 10/12/2023

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 18:12 10/12/2023

Ứng dụng của đồng hữu cơ trong nuôi tôm

Đồng hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Việc bổ sung đồng hữu cơ trong khẩu phần ăn tác động ở cấp độ tế bào vật nuôi. Hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa đồng hữu cơ cũng như các lợi ích của chúng trong nuôi tôm nhé!.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:12 10/12/2023

Phân biệt mật mía và mật rỉ đường chỉ trong 1 giây

Mật rỉ đường và mật mía đều là sản phẩm được làm từ cây mía. Tuy có nhiều điểm tương đồng về màu sắc, nhưng nhiều người dễ nhầm lẫn giữa hai loại này. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa mật mía và mật rỉ đường, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết này của Tép Bạc.

Mật rỉ đường
• 18:12 10/12/2023

Có nên lạm dụng thuốc tây trong nuôi tôm thẻ?

Hiện nay, bà con nuôi tôm đang truyền miệng nhau hình thức sử dụng thuốc tây (hay còn gọi là thuốc tân dược). Điều đặc biệt đáng nói ở đây là người nuôi không biết các loại thuốc này sử dụng cho tôm có thật sự hiệu quả hay không? Hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu vấn đề này nhé!

Thuốc tây
• 18:12 10/12/2023