Trà Vinh: Thực hiện chuỗi sản phẩm thủy sản an toàn

Vì sao sản phẩm thủy sản (thường tôm sú, thẻ chân trắng) không an toàn và nhiễm dư lượng thuốc kháng sinh cao nhưng vẫn “có đất sống”? Thực tế cho thấy khi thị trường có người cần (nhu cầu) sẽ tạo thói quen xấu, vốn không được người nuôi thủy sản đồng tình. Nhưng vì lợi nhuận và các doanh nghiệp (DN) chưa cương quyết “xóa sổ” với sản phẩm thủy sản không an toàn, xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh, từ đó người nuôi cứ nghĩ một khi “sơ sẩy” trong sản phẩm thu hoạch không đạt chất lượng nhưng DN này không mua, thì vẫn có DN khác đến mua. Đối với DN có thủy sản xuất khẩu thì đây là một “thảm họa”.

Trà Vinh: Thực hiện chuỗi sản phẩm thủy sản an toàn
Nông dân Nguyễn Văn Nhỏ (trái) kiểm tra nguồn cá rô phi trong ao xử lý nước cấp cho ao tôm nuôi.

Tìm hiểu về việc sản xuất thủy sản an toàn trong hộ nuôi tôm nước lợ tại vùng ven biển của thị xã Duyên Hải và huyện Duyên Hải; ghi nhận tại các mô hình tổ hợp tác (THT) nuôi thủy sản đều được các hộ nuôi phản ánh: các ngành chức năng cần có chế tài và quản lý chặt việc các DN thu mua, chế biến thủy sản. Các DN cần cam kết với nhau trong việc “nói không với sản phẩm không an toàn”, khi đó người nuôi sẽ không ai dám sản xuất ẩu và buộc mọi người phải chấp hành tốt quy trình nuôi sạch, an toàn. Đồng thời giá sản phẩm thủy sản sạch, an toàn phải được DN thu mua với giá cao hơn so với sản phẩm thông thường.

Mô hình THT nuôi tôm nước lợ Long Bào (ấp Bào, xã Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải) có 12 thành viên với diện tích nuôi 8,2ha (21 ao) được thành lập và đi vào hoạt động năm 2014. Theo ông Nguyễn Văn Nhỏ, Tổ trưởng THT: Mô hình nuôi tôm nước lợ được các thành viên trong tổ thực hiện nuôi theo hướng an toàn; không sử dụng các loại kháng sinh ngoài danh mục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định. Trong quá trình nuôi, các thành viên áp dụng nuôi cá rô phi lồng ghép để xử lý nguồn nước, nhằm hạn chế thấp nhất việc sử dụng thuốc diệt khuẩn trong nước trước khi cấp vào ao nuôi… vừa làm giảm chi phí cho người nuôi, tôm nuôi ít bệnh, nguồn nước được chủ động theo dõi. Chất lượng tôm nuôi được đảm bảo và hiệu quả kinh tế tăng từ 20-30% so với sử dụng nguồn nước nuôi đưa trực tiếp vào. Trong vụ nuôi vừa qua, có 10/12 thành viên nuôi có lợi nhuận, mức cao nhất là 700 triệu đồng và tỷ lệ lãi so với vốn đầu tư là 1:1,5.

Được biết, qua 04 vụ nuôi liên tiếp, gia đình ông Nguyễn Văn Nhỏ đều đạt hiệu quả cao trong thả tôm thẻ chân trắng; riêng vụ nuôi 2016-2017 gia đình thu hoạch 3,7 tấn/3.000m2, lợi nhuận hơn 250 triệu đồng. Nói về mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của gia đình, ông Nhỏ cho biết: Với 01 ao nuôi diện tích 3.000m2 và 01 ao 1.700m2; trong này gia đình chỉ thực hiện nuôi luân phiên mỗi vụ 01 ao. Ao còn lại được thả cá rô phi (khoảng 50kg) có nhiệm vụ xử lý nguồn nước để cung cấp cho ao còn lại (có thả tôm giống). Mỗi vụ sau thu hoạch ao nuôi tôm, ao có nuôi cá rô phi sẽ luân chuyển sang ao tôm để làm nhiệm vụ “vệ sinh” các chất bã do tôm thải ra. Nhờ việc luân phiên trong cải tạo ao nuôi thông qua thả cá rô phi, nên nguồn nước và các chất bã lắng đọng trong đáy ao qua 01 vụ thả nuôi đều được kiểm soát và vệ sinh tốt, hạn chế được dịch bệnh trong ao nuôi. Với cách nuôi này, luôn cho sản phẩm tôm an toàn, loại bỏ được việc sử dụng kháng sinh.

Ngoài ra, còn có mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến (rừng-tôm) của nông dân Huỳnh Văn Phong (ấp Cây Da). Được biết, đây là một trong hàng trăm ao nuôi của nông dân xã Hiệp Thạnh mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Ông cho biết: Với diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 04ha, từ năm 2005-2006 gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi gần 02ha để trồng các loại cây rừng như đước, sú nhằm tạo độ che phủ bóng mát của cây và làm nơi trú ngụ cho các loài thủy sản. Qua đó, đã giúp gia đình có được những vụ nuôi thủy sản thành công và sản lượng khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên (tép đất, cá các loại…) ngày càng gia tăng. Với hình thức quảng canh rừng-thủy sản và kết hợp khai thác tự nhiên, hàng năm gia đình thu vào từ 180-200 triệu đồng.

Mỗi năm, gia đình chỉ đầu tư một số vốn không nhiều (khoảng 15-20 triệu đồng) để mua con giống (tôm sú, cua biển…) thả vào vuông nuôi. 100% sản phẩm thủy sản (tôm, tép, cá…) trong mô hình rừng-tôm luôn đáp ứng được yêu cầu sản phẩm an toàn, do suốt trong quá trình nuôi nông dân không sử dụng bất kỳ thuốc kháng sinh. Mặc dù chất lượng thủy sản đạt an toàn nhưng giá bán thì không cao so với việc nuôi công nghiệp và các sản phẩm khác.

Nếu DN tham gia cam kết thu mua sản phẩm đạt chuẩn an toàn (đưa sản phẩm đi kiểm tra) và có giá phù hợp, người sản xuất rất đồng tình. Đồng thời đòi hỏi tất cả các DN trong lĩnh vực thu mua thủy sản tôm nước lợ cần cam kết, thống nhất và đưa ra 01 quy trình “sản phẩm an toàn” và tuyệt đối không mua “vượt rào” các sản phẩm không an toàn để tiêu thụ nội địa. Có như vậy người nuôi tôm sẽ rất sợ vì sản phẩm làm ra nếu không đủ điều kiện an toàn để bán, không ai mua… sẽ không ai dám sản xuất không an toàn về dư lượng kháng sinh.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Dũng, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản cho biết: Để thực hiện nuôi thủy sản vừa đảm an toàn cho sản phẩm và hạn chế các rủi ro do thời tiết, môi trường, ngành cũng đang tập trung quản lý chặt chẽ về các điểm, đại lý cung ứng con giống, vật tư thủy sản đầu vào. Khuyến khích người nuôi tham gia vào các THT, HTX nhằm để thuận tiện trong quản lý lịch thời vụ, tiêu thụ sản phẩm và liên kết với DN; thực hiện chuyển giao kỹ thuật sẽ chặt chẽ, sâu rộng đến với người nuôi hơn.

Hiện nay, việc thả nuôi phần lớn còn nhỏ, lẻ, thiếu tập trung, quy hoạch. Phần “ngọn” tuy cơ bản được quản lý chặt, nhưng phần “gốc” (sản phẩm tiêu thụ) lại thuộc về lĩnh vực của các DN thu mua, chế biến thủy sản (do Sở Công thương quản lý), vai trò của các DN này rất quan trọng trong việc góp phần đảm bảo sản phẩm thủy sản an toàn.

Nếu tất cả các DN cam kết không mua sản phẩm không an toàn, có dư lượng kháng sinh vượt ngưỡng cho phép… khi đó sẽ hạn chế và loại dần việc người nuôi không tuân thủ quy trình, không đảm bảo sản phẩm an toàn; buộc người nuôi thủy sản phải đi vào qui trình kỹ thuật của ngành chuyên môn.

Báo Trà Vinh
Đăng ngày 15/04/2017
Hữu Huệ
Nông thôn

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 13:51 17/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 13:51 17/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 13:51 17/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 13:51 17/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 13:51 17/12/2024
Some text some message..