Trắng tay vì “sinh vật lạ” tấn công bãi nuôi ngao

Từ nhiều ngày nay, bà con nuôi ngao giống tại vùng biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bị thiệt hại nặng nề vì sinh vật lạ tấn công ngao giống trên quy mô rộng.

Trắng tay vì “sinh vật lạ” tấn công bãi nuôi ngao
Một số sinh vật lạ được người dân địa phương gọi là sâu biển Ảnh: M.Đ/ Báo Tiền Phong

Theo nhiều người dân, sinh vật lạ này được bà con gọi là sâu biển hay sâu róm biển. Tái xuất hiện từ đợt Tết Nguyên đán đến nay, sinh vật lạ đã gây hại đàn ngao giống trên diện tích vài chục hecta. Chính quyền sở tại và cơ quan chức năng vẫn loay hoay chưa tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ ngao giống cho bà con.

Vùng biển Kim Sơn có nghề nuôi ngao từ nhiều năm nay với diện tích lên tới 1.200 ha; trong đó, có 30 ha nuôi ngao giống. Nghề nuôi ngao góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Tuy nhiên, một vài năm gần đây tại địa phương xuất hiện loại sinh vật lạ vừa giống như con đỉa vừa giống như con sâu róm, có chiều dài từ 3 đến 7 cm tấn công đàn ngao giống.

Sinh vật này ăn trọn con ngao giống to tầm đầu đũa, tuổi ngao được xác định giữa ngao tấm và ngao cúc. Thời điểm sinh vật lạ xuất hiện nhiều nhất khi thời tiết giao mùa, khí hậu ấm từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch. Những năm trước, loại sinh vật này xuất hiện ít, gây ảnh hưởng không đáng kể cho nghề nuôi ngao. Tuy nhiên, năm nay xuất hiện rất nhiều gây hại trên diện tích lớn ngao giống nên bà con hết sức lo lắng.


Người dân dùng đăng lưới vây bắt đàn sâu nhưng cũng không hết được.. Ảnh: TTXVN

Anh Vũ Văn Thành, xóm 9, xã Cồn Thoi buồn bã chia sẻ, gia đình anh có 2 ha thả ngao giống và đã bị sinh vật lạ ăn hết. Mọi năm bị ăn ít nhưng vụ ngao giống năm nay diện tích nuôi ngao của gia đình bị sinh vật lạ phá hoại từ khoảng 30 Tết đến nay, khiến gia đình bị thiệt hại trên 200 triệu đồng. Anh mong muốn cơ quan chức năng có biện pháp xử lý loại sâu biển này để nông dân tiếp tục sản xuất.  

Cùng chung tâm trạng với anh Thành, anh Đoàn Văn Được, xóm 10, Kim Tân xót xa cho biết, gia đình có 7 ha nuôi ngao; trong đó, có 3,5 ha nuôi ngao giống, đến giờ này đã bị thiệt hại khoảng 80% trên tổng diện tích nuôi ngao giống mà không có biện pháp gì phòng chống hiệu quả. Gia đình anh Được mong cơ quan chức năng có biện pháp diệt sâu để bà con tiếp tục vụ thả nuôi mới. Anh Được còn cho biết thêm, khi tiếp xúc, va chạm phải con sâu thì bị ngứa và mưng mủ rất lâu khỏi nên rất nguy hiểm cho bà con. Ngoài biện pháp đánh đăng để bắt bớt sâu róm biển, bà con không còn biết sử dụng biện pháp nào khác.

Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Anh Khiêm, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Sơn cho biết, Kim Sơn hiện có 1.200 ha nuôi ngao, từ vài năm nay vùng này phát triển thêm nghề nuôi ngao giống với diện tích khoảng 30 ha thuộc khu vực ngoài đê Bình Minh 3, từ Ngánh Đứt đến Ngánh Kim. Tại đây người dân ương ngao từ ngao tấm lên ngao cúc. Vụ ngao giống năm nay, chưa kịp vui mừng vì diện tích ương ngao tăng lên thì người dân lại đối mặt với nguy cơ thiệt hại lớn do con sâu biển sinh sôi, phát triển với mật độ từ 20 đến 30 con sinh vật lạ/m2 và đến ăn hại ngao của bà con. Theo thống kê sơ bộ, hiện đã có 30 ha ngao giống của 10 hộ nuôi trồng bị thiệt hại.


Sâu biển ẩn nấp dưới lớp cát biển sau đó ăn sạch ngao giống của người nuôi.

Trước tình trạng trên, UBND huyện Kim Sơn đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phối hợp với Chi cục Thú y và Chi cục Thủy sản kiểm tra ngoài thực địa, báo cáo lên cơ quan chuyên môn và gửi mẫu tới Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I để xác định giống, loài sinh vật lạ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kết quả trả lời.

Để động viên bà con tiếp tục bám biển, UBND huyện Kim Sơn chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Chi cục Thú y, Chi cục Thủy sản và các ngành hữu quan tuyên truyền để người dân tạm hoãn thả giống, chờ kết quả của cơ quan cấp trên xử lý địch hại. Đối với các vùng ngao bị thiệt hại ở mức độ 50%, bà con nên cải tạo lại bãi ngao, nếu mật độ thưa thì thả thêm và quản lý bãi ngao chặt chẽ hơn. Mặt khác, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Sơn khuyến cáo người dân sử dụng các biện pháp thủ công, dùng lưới chắn, xử lý kỹ càng trước khi thả ngao xuống vùng ương, tuyệt đối không sử dụng các chất cấm, chất độc hại làm ảnh hưởng đến môi trường vùng bãi.

Trong khi chờ đợi cơ quan chức năng có giải pháp hữu hiệu để tiêu diệt loại sinh vật lạ kể trên, người dân nuôi ngao Kim Sơn vẫn phải ngậm ngùi nhìn diện tích ngao của mình bị tàn phá.

TTXVN
Đăng ngày 08/03/2019
Đức Phương
Dịch bệnh

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 10:48 22/01/2025

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:08 21/01/2025

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 11:20 27/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 11:20 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 11:20 27/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 11:20 27/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 11:20 27/01/2025
Some text some message..