Triển khai xã hội hóa công tác đăng kiểm tàu cá

Tại các Điều 68, 69 và Điều 70 của Luật Thủy sản năm 2017 đã nhấn mạnh việc xã hội hóa đăng kiểm tàu cá.

đăng kiểm tàu cá
Xã hội hóa đăng kiểm tàu cá phải đảm bảo quản lý Nhà nước.

Xã hội hóa đăng kiểm tàu cá

Theo Luật Thủy sản năm 2003, cơ quan được giao nhiệm vụ đăng kiểm tàu cá chỉ thuộc nội bộ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhưng với Luật Thủy sản năm 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2019, hoạt động đăng kiểm tàu cá ngoài cơ quan, đơn vị của Nhà nước còn cho phép tư nhân được tham gia nếu có đủ điều kiện, cụ thể, tại các Điều 68, 69 và Điều 70 của Luật Thủy sản năm 2017 đã nhấn mạnh việc xã hội hóa đăng kiểm tàu cá.

Mục tiêu xã hội hóa hoạt động đăng kiểm tàu cá là làm sao tranh thủ được các nguồn lực của xã hội, thu hút được các lực lượng tham gia, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả và sự thông thoáng trong hoạt động đăng kiểm tàu cá, từng bước xây dựng và tiến tới nghề cá hiện đại.

Tính đến nay đã công nhận 26 cơ sở đăng kiểm tàu cá đủ điều kiện tại các địa phương (9 cơ sở loại I, 12 cơ sở loại II, 5 cơ sở loại III). Có 2 địa phương không đề nghị công nhận là Ninh Bình, TP.Hồ Chí Minh.

Ông Nguyễn Văn Trung - Vụ trưởng Vụ Khai thác Thủy sản (Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn -NNPTNT) cho biết: “Trước đây, công tác đăng kiểm tàu cá giao cho cơ quan quản lý nhà nước làm dịch vụ công, nhưng theo Luật Thủy sản 2017, nhiệm vụ này sẽ được xã hội hóa. Theo đó, các cơ sở đăng kiểm nào đủ điều kiện theo quy định (cơ sở vật chất, thiết bị, nhân lực…) sẽ được thực hiện dịch vụ đăng kiểm tàu cá.

Nếu trước đây, tàu cá tỉnh nào thì đăng kiểm ở chi cục khai thác thủy sản ở tỉnh đó, thì nay chủ tàu có quyền lựa chọn bất kỳ cơ sở đăng kiểm tàu cá đủ điều kiện, tức là tàu của Kiên Giang có thể đăng kiểm ở Quảng Ninh”.

Thông thoáng, nhưng không "thả nổi" trách nhiệm quản lý

Xã hội hóa công tác đăng kiểm là một bước tiến trong tư duy quản lý nhưng nếu việc kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước không chặt chẽ, hoạt động các cơ sở đăng kiểm cũng rất dễ bị “biến tướng”.

Bà Phan Thị Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, Tổng cục Thủy sản khẳng định: “Tuy Luật mới cho phép tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động đăng kiểm nhưng hoàn toàn không thả nổi về quản lý nhà nước, thậm chí còn được quản lý chặt hơn. Theo bà Huệ, Luật quy định rất chi tiết điều kiện của cơ sở thực hiện đăng kiểm tàu cá và khi nào thì được chứng nhận đủ điều kiện trước khi tham gia hoạt động từ cơ quan quản lý nhà nước”.

Mục tiêu trong xã hội hóa hoạt động đăng kiểm tàu cá là đảm bảo được sự thông thoáng, tranh thủ được các nguồn lực xã hội, thu hút được các lực lượng tham gia vào hoạt động đăng kiểm chứ không phải chỉ “đóng khung” trong bộ máy của Tổng cục Thủy sản. Nhưng không vì thế mà thả nổi hoạt động này, Nhà nước vẫn phải quản lý và phải có giải pháp quản lý hiệu quả hơn.

Theo Luật Thủy sản 2017, Bộ NNPTNT có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm. Theo đó, định kỳ 24 tháng sẽ thực hiện kiểm tra duy trì điều kiện của cơ sở tàu cá.

Luật đã quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của cơ sở đăng kiểm và đăng kiểm viên tàu cá, trong đó khẳng định: Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đăng kiểm, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu; đăng kiểm viên chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, phân cấp, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá…

Xu hướng xã hội hóa hoạt động đăng kiểm là tất yếu khi mà đã đến lúc Nhà nước không nên phải “tốn cơm” nuôi những bộ máy cồng kềnh mà kém hiệu quả đối với những hoạt động, những dịch vụ mà Nhà nước có thể giao cho các thành phần ngoài nhà nước đảm đương khi họ có khả năng, có nguồn lực để thực hiện. Hy vọng Luật Thủy sản mới khi có hiệu lực thi hành sẽ tạo ra những đột phá, những bước tiến mới trong hoạt động đăng kiểm tàu cá, qua đó giúp ngư dân, các doanh nghiệp khai thác thủy sản sẽ có điều kiện tốt nhất vươn khơi, bám biển làm giàu và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Báo Lao Động
Đăng ngày 24/12/2020
Vũ Long
Đánh bắt
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Tàu cá gom thiết bị giám sát của tàu khác bị xử phạt gần 30 triệu đồng

Ngày 19/5, Đại tá Phạm Phương Nguyên, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bình Thuận đã ký văn bản gửi Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Ninh Thuận và Chi cục Thủy sản Bình Thuận về kết quả xác minh tàu cá NT-91335-TS vận chuyển 2 thiết bị giám sát hành trình của 2 tàu cá khác.

Tàu cá
• 17:12 19/05/2023

Không có lao động đi biển, chủ tàu cá ở Bà Rịa - Vũng Tàu chồng chất khó khăn

Ngư trường cạn kiệt, giá nguyên liệu tăng… không còn là nỗi lo chính của chủ tàu đánh bắt xa bờ. Thay vào đó, lo lắng nhất hiện nay của nhiều chủ tàu cá ở Bà Rịa – Vũng Tàu là tìm không ra lao động (bạn thuyền, bạn ghe) đi biển.

Tàu cá
• 14:16 15/05/2023

Ngư dân ở Huế bắt được cá thể vích nặng hơn 100kg

Trong quá trình khai thác thuỷ sản ở khu vực đầm Lập An, một người đàn ông ở TT-Huế bắt được cá thể vích quý hiếm, nặng hơn 100kg.

Vích
• 10:00 06/05/2023

Phát hiện nhiều vụ khai thác hủy diệt tôm cá trên sông ở Cà Mau

Ngày 3/5, Trạm Cảnh sát đường thủy Hòa Trung – Năm Căn (tỉnh Cà Mau) cho biết, đang tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý 2 vụ việc dùng xung kích điện đánh bắt thủy sản với tính chất hủy diệt trên sông.

Khai thác thủy sản
• 14:26 04/05/2023

Liệu sử dụng thành phẩm có tốt hơn sử dụng trực tiếp nguyên liệu thô?

Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng trực tiếp nguyên liệu thô vào nuôi trồng thay vì sử dụng thành phẩm. Điều đó tốt hay xấu?

Nguyên liệu thô
• 08:52 07/06/2023

3 điều cấm kỵ khi ăn cá

Cá là thực phẩm bổ dưỡng, quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, tuy nhiên bạn nhất định không được mắc 3 điều cấm kỵ khi ăn cá dưới đây.

Cá chiên
• 08:52 07/06/2023

Giá cá lóc tại Trà Vinh lên mức cao nhất trong vòng 3 năm qua

Rút kinh nghiệm trong nghề gần 10 năm qua, nông dân nuôi cá lóc trong năm 2022 và năm 2023 đều nuôi rải vụ, không thả cá giống nuôi tập trung cùng một thời gian nên tránh được cung vượt cầu, giá thấp.

Cá lóc
• 08:52 07/06/2023

Tương lai của nghề nuôi cá là ở... trên cạn

Các hệ thống mới giúp cắt giảm lượng nước và ô nhiễm đã cho phép nuôi cá ở mọi nơi trên thế giới.

Cá hồi
• 08:52 07/06/2023

Thúc đẩy giải pháp giải quyết ô nhiễm nhựa ngành nông nghiệp

Hà Nội, sáng 31/5/2023 – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng UNDP Việt Nam, Chương trình đối tác hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP) và Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn Việt Nam.

Phùng Đức Tiến
• 08:52 07/06/2023