Triển vọng ngăn ngừa xâm nhập mặn

Một phát hiện mới có thể giúp chống lại sự xâm nhập mặn ở các cửa sông, bao gồm cả ở Đồng bằng sông Cửu Long, nơi ngày càng thường xuyên khiến hàng nghìn hộ dân khai thác nuôi trồng thủy sản gặp nhiều rủi ro, thất thoát trong sản lượng nuôi.

Xâm nhập mặn
Xâm nhập mặn ở các địa điểm bao gồm cả đồng bằng sông Cửu Long đang khiến sinh kế của nhiều người nuôi cá gặp rủi ro. Ảnh: thefishsite.com

Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL  

Trong những năm gần đây, hiện tượng xâm nhập mặn có diễn biến vô cùng phức tạp. Đặc biệt, tại các tỉnh Miền Tây khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Do vị trí địa lý nơi đây giáp với biển Đông và có độ cao thấp so với mực nước biển.

Tại đây, có các con sông bắt đầu từ thượng lưu sông Mê Kông, dẫn nước trực tiếp ra biển theo 9 nhánh. Vào mùa khô, nước sông bắt đầu cạn dần do không có mưa. Mức độ nhiễm mặn trong thời kỳ mùa khô tại nơi đây càng có xu hướng gia tăng qua từng năm.

Hiện tượng thiên tai này tác động tiêu cực đến đời sống sinh hoạt và nền kinh tế của con người. Đồng thời, khiến các công tác quản lý, trồng trọt, an sinh xã hội của địa phương vướng phải vô vàn khó khăn. 

Xâm nhập mặn là một vấn đề đáng lo ngại. Khi nước mặn xâm nhập sâu hơn vào các cửa sông với mực nước biển dâng cao và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn, nguồn nước ngọt quý giá từ thượng nguồn của các cửa sông sẽ bị mất đi, gây hạn chế nước trong sinh hoạt, cây trồng bị khô héo và mất đa dạng sinh học. 

Tình trạng thiếu nước đang diễn ra ở nhiều quốc gia do hạn hán kỷ lục là hồi chuông cảnh tỉnh mọi người cần có những hành động khẩn cấp để bảo vệ nguồn nước ngọt. 

Xâm nhập mặn là gì? 

Xâm nhập mặn hay còn gọi là đất bị nhiễm mặn. Với hàm lượng nồng độ muối vượt mức cho phép do nước biển xâm nhập trực tiếp vào đất liền.

Ao nuôi cá traThủy sản cũng bị thiệt hại do xâm nhập mặn, chứ không chỉ riêng cây trồng. Ảnh: thesaigontimes.vn

Nước biển mang theo lượng muối hòa tan và bị kết cấu của đất giữ lại, tích tụ và gây mặn. Dựa vào hàm lượng NaCl trong muối biến, người ta có thể phân loại mức độ xâm nhập mặn theo các mức độ khác nhau. 

Thông thường, khi nước biển xâm nhập vào đất liền. Lượng nước ngọt từ những con sông từ thượng lưu chảy về hạ lưu. Giúp trung hòa nước mặn đồng thời đẩy ngược ra biển. Tuy nhiên trong những tháng mùa khô, thời tiết không có mưa và nước sông bị bốc hơi do nắng nóng. Khiến lượng nước ngọt không đủ sức đẩy, làm hiện tượng xâm nhập diễn ra. 

Nguyên nhân gây ra hiện tượng xâm nhập mặn là do biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến chu trình thủy văn. Lượng mưa có thể tăng hoặc giảm và phân bố không đồng đều trên toàn cầu. Hiện tượng này sẽ làm thay đổi lượng nước ngầm được bổ sung, đồng thời thay đổi tốc độ xâm nhập mặn vào tầng ngậm nước ven biển.  

Nghiên cứu giúp chống lại xâm nhập mặn 

Đồng bằng là nơi tập trung phần lớn ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam, đặc biệt là các trại sản xuất cá tra và tôm và đã ghi nhận tình trạng xâm nhập mặn tệ nhất từ ​​trước đến nay trong mùa khô 2019/2020, dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt kéo dài 6 tháng. 

Một phương pháp giảm thiểu xâm nhập mặn là xây dựng các rào cản vật lý, chẳng hạn như đập và cống. Tuy nhiên, cách này có thể giúp ngăn chặn dòng nước mặn nhưng phải hao tổn chi phí rất lớn và có thể có những mặt trái khác - chẳng hạn như giảm chiều dài cửa sông và ảnh hưởng xấu đến sự di cư của cá. 

Ảnh hưởng xấu từ xâm nhập mặnXâm nhập mặn ảnh hưởng nghiêm trọng trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc

Các nhà khoa học tiến hành sử dụng một mô hình máy tính đã được đơn giản hóa để tìm hiểu chiều dài của một cửa sông có ảnh hưởng như thế nào đến sự xâm nhập mặn và nhận thấy thủy triều đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đưa luồng nước bị nhiễm mặn vào các cửa sông đó. 

Mặc dù, hiện tượng này cũng xảy ra ở các cửa sông ngắn, nhưng các cửa sông này lại ít chịu tác động từ sự thay đổi của thủy triều và dòng chảy từ thượng nguồn sông do ảnh hưởng của các quá trình khác chẳng hạn như những biến đổi của dòng chảy qua cửa sông và độ mặn trung bình trong một chu kỳ thủy triều,... Do cường độ thủy triều phụ thuộc mạnh mẽ vào chiều dài cửa sông, nên việc giảm chiều dài chỉ làm giảm nhẹ việc xâm nhập mặn ở các cửa sông dài nhưng ở các cửa sông ngắn lại có sự tác động đáng kể. 

Nghiên cứu này cho thấy hiệu quả của các rào chắn trong việc bảo vệ nguồn nước ngọt phụ thuộc vào vị trí của chúng dọc theo cửa sông. Nó cũng cho thấy lý do tại sao các cửa sông có độ dài khác nhau sẽ có xu hướng xâm nhập mặn trái ngược nhau trong cùng điều kiện thay đổi tự nhiên và nhân tạo.

Đồng thời, nhấn mạnh tầm quan trọng về vấn đề xem xét tác động của độ dài cửa sông trong việc giảm thiểu hiệu quả xâm nhập mặn và đưa ra nhiều biện pháp phù hợp, để bảo vệ nguồn ước quý giá đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân và duy trì sự bền vững cho các hệ sinh thái cửa sông. 

Đăng ngày 02/02/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 04:50 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 04:50 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 04:50 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 04:50 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 04:50 18/11/2024
Some text some message..