Biến hạn mặn thành cơ hội làm giàu

“Xâm nhập mặn” lâu nay vốn luôn là nỗi ám ảnh của người nông dân huyện Nhơn Trạch mỗi mùa khô. Nước biển xâm nhập sâu vào đất liền đã không ít lần khiến nông dân nơi đây phải chịu thiệt hại nặng. Thế nhưng, giờ đây, không ít nông dân đã biến hạn mặn thành cơ hội để làm giàu.

Biến hạn mặn thành cơ hội làm giàu
Anh Lê Văn Sảnh, nông dân ấp Bến Cộ, xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch kiểm tra quá trình phát triển của tôm trên hồ nuôi vốn là cánh đồng lúa 2 vụ

Kiếm tiền từ nguồn nước…  nhiễm mặn

Kéo chiếc rớ với hàng chục chú tôm thẻ chân trắng, anh Lê Văn Sảnh, nông dân ấp Bến Cộ, xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch vui mừng vì hồ tôm của gia đình vẫn đang phát triển tốt. “Khoảng hơn 2 tháng nữa là lứa tôm này có thể xuất được rồi”, anh Sảnh hồ hởi cho hay.

Nhìn hơn 2 ha mặt nước dùng để thả nuôi tôm của gia đình anh, ít ai ngờ rằng chỉ mới hơn 1 tháng trước thôi, diện tích mặt nước mênh mông này còn tràn ngập màu xanh của… cây lúa. “Đây là năm thứ 2 tôi thả nuôi tôm trên ruộng lúa của gia đình vừa thu hoạch xong”, anh Sảnh cho biết. 

Ấp Bến Cộ vốn là vựa lúa của xã Đại Phước. Những năm trước, nông dân ở đây làm được 2 vụ lúa Hè Thu (từ tháng 3, 4 đến tháng 7, 8 âm lịch) và vụ Đông  Xuân (từ tháng 8, 9 đến tháng 12 âm lịch). Gần 6 tháng còn lại trong năm, đa phần nông dân ở đây không có việc làm do ruộng bị nhiễm mặn. Thế nhưng, 2 năm trở lại đây, nhờ chủ động gieo sạ sớm vụ Đông Xuân và ngay sau khi thu hoạch lúa, nông dân đã chủ động thả nuôi thêm một vụ tôm thẻ chân trắng để tạo thêm nguồn thu.

Việc chủ động “đẩy” vụ Đông Xuân sớm hơn 1 tháng không những giúp nông dân tránh được thiệt hại do xâm nhập mặn đối với cây lúa mà còn tạo ra cơ hội làm giàu cho nhiều người từ chính… nguồn nước nhiễm mặn.

Như gia đình anh Sảnh, năm ngoái dù mới chỉ tập làm thử với con tôm thẻ chân trắng trên 1 ha đã có nguồn thu khoảng 50 triệu đồng. Số tiền này đã cao hơn so với nguồn thu từ cả 2 vụ lúa trước đây. Anh Sảnh so sánh, làm lúa năng suất bình quân chỉ khoảng 5 tấn/ha/vụ. Như vậy, mỗi ha lúa, mỗi vụ chỉ bán được khoảng 30 triệu đồng, sau khi trừ chi phí người nông dân còn thu nhập khoảng 15 - 20 triệu đồng. Trong khi đó, mỗi ha tôm thẻ chân trắng thả nuôi trong khoảng 3 tháng nước mặn xâm nhập, nông dân có nguồn thu khoảng 70 triệu đồng. “Năm đầu do thiếu kinh nghiệm nên năng suất tôm chưa cao nên thu nhập của gia đình chỉ 50 triệu đồng. Theo tính toán của tôi nếu làm đạt, mỗi ha tôm sau khi trừ chi phí cho thu nhập khoảng 70 triệu đồng, cao gấp ba so với làm lúa”, anh Sảnh tính toán.

 Theo UBND xã Đại Phước, mô hình 2 vụ lúa và 1 vụ tôm vào mùa nước mặn hiện đang được nhiều nông dân trong xã áp dụng. Có thể nói, tình trạng xâm nhập mặn trước đây vốn là nỗi ám ảnh dai dẳng thì giờ đây đã mở ra cơ hội làm giàu cho nhiều nông dân. 

Theo Phòng Kinh tế huyện Nhơn Trạch, 2 mùa khô gần đây, huyện đã chủ động xây dựng lịch gieo sạ vụ Đông Xuân sớm hơn 1 tháng đối với các xã “vựa lúa” nằm dọc sông Đồng Nai để giúp người trồng lúa tránh tình trạng nhiễm mặn khi mùa khô bước vào cao điểm. Sự điều chỉnh này đã giúp nông dân không còn chịu cảnh mất mùa nặng do tác động của tình trạng nhiễm mặn gây ra như trước đây. Vụ Đông Xuân năm nay, toàn huyện xuống giống trên 2.000 ha lúa, đến nay gần như đã thu hoạch xong. Năng suất lúa đạt từ 5,5 - 6 tấn/ha, một con số đáng mơ ước đối với người trồng lúa ở khu vực này. “Làm sớm vụ Đông Xuân đã giúp người trồng lúa tránh được cảnh mất mùa do nhiễm mặn như trước đây. Không chỉ vậy, nhiều nông dân đã chủ động thả nuôi thêm một vụ tôm để tận dụng nguồn nước xâm nhập mặn, từ đó có thêm nguồn thu đáng kể”, Trưởng phòng Kinh tế huyện Nhơn Trạch Bùi Phước Đức cho hay.

Chủ động ứng phó với xâm nhập mặn

Ngoài biện pháp “đẩy” lịch gieo sạ vụ Đông Xuân lên sớm để “né” mặn, mùa khô năm nay huyện Nhơn Trạch còn tiến hành nạo vét, gia cố kênh mương, hỗ trợ nông dân đắp hệ thống bờ bao để ngăn không cho nước từ các con sông bị nhiễm mặn theo triều cường đi vào các cánh đồng. Trong đó, hệ thống thủy lợi Hiệp Phước đã được huyện cho đắp hơn 2km bờ bao chạy dọc tuyến kênh để chủ động không cho nước từ sông Đồng Môn có thể xâm nhập vào các cánh đồng trong trường hợp độ mặn của con sông này vượt mức cho phép.

Hiện tại, lượng nước từ các con sông đổ vào vùng sản xuất nông nghiệp của huyện đang được quản lý khá chặt chẽ. Hằng ngày, 2 công trình ngăn mặn trên địa bàn huyện là trạm thủy lợi Ông Kèo và đê ngăn mặn Hiệp Phước - Long Thọ luôn có nhân viên túc trực để theo dõi diễn biến về tỷ lệ nhiễm mặn ở các cửa sông. Trường hợp độ mặn vượt ngưỡng cho phép, hệ thống cống sẽ đóng kịp thời để tránh thiệt hại. “Một ngày chúng tôi đều tiến hành 2 lần đo mặn, nếu độ mặn vượt quá 2 phần ngàn là sẽ tiến hành đóng cống ngay”, Phó trưởng trạm Khai thác công trình thủy lợi Nhơn Trạch Lê Quán Khang cho biết.

Theo đánh giá, diễn biến của mùa khô năm nay đến thời điểm này không quá khắc nghiệt. Do đó, theo dự báo tình trạng xâm nhập mặn sắp tới cũng sẽ diễn ra không gay gắt. Hiện, tỷ lệ nhiễm mặn tại các sông ở Nhơn Trạch đang dao động từ 1 - 2 phần ngàn, thấp hơn so với mọi năm. Tuy nhiên, từ nay đến hết mùa khô còn hơn 1 tháng nữa, nhiều khả năng tỷ lệ mặn sẽ còn tăng lên. Do vậy, ngành chức năng huyện Nhơn Trạch đang triển khai các biện pháp để sẵn sàng ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn.

Theo ông Nguyễn Phước Đức, một trong những nỗi lo mỗi khi mùa khô đến chính là việc vận chuyển hàng ngàn tấn mía sau thu hoạch tại các xã Phước Khánh, Phú Đông và Phú Hữu. Theo đó, do phần lớn các ruộng mía đều nằm xen kẽ giữa các hệ thống kênh rạch nên mía chủ yếu được vận chuyển bằng ghe, xuồng. Tuy nhiên, khi độ mặn tại các sông tăng, các cống lấy nước từ sông buộc phải đóng để ngăn mặn. Điều này khiến các kênh, rạch bị cạn nước làm cho ghe, xuồng không thể di chuyển để chở mía. 

Năm nay, huyện đã chủ động khuyến cáo nông dân nhanh chóng thu hoạch sớm diện tích mía trên các cánh đồng để phòng ngừa nguy cơ tỷ lệ mặn tăng, các công trình thủy lợi buộc phải đóng cống lấy nước từ các sông. 

LĐĐN
Đăng ngày 13/04/2018
Lê Văn
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:01 18/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 16:01 18/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 16:01 18/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:01 18/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 16:01 18/12/2024
Some text some message..