Triển khai ứng dụng các chế phẩm sinh học Hudavil phục vụ sản xuất nông nghiệp

“Công nghệ Hudavil” của Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được tôn vinh là “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2015”.

Hudavil
Công nghệ Hudavil được tôn vinh “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2015”Công nghệ Hudavil được tôn vinh “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2015”

Với định hướng đưa các kết quả nghiên cứu khoa học từ phòng thí nghiệm đến thẳng doanh nghiệp sản xuất phục vụ nông nghiệp, nông thôn và người nông dân, hoạt động triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên (INPC) thuộc Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) đã và đang được thực hiện hiệu quả và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, có thể kể đến việc triển khai ứng dụng thành công các chế phẩm sinh học Hudavil trong thời gian vừa qua.

Chế phẩm sinh học Hudavil dành cho vùng nhiễm phèn và nhiễm mặn

Các chế phẩm sinh học Hudavil dạng Hud-5, dạng Hud-10A (cho vùng nước lợ), Hud-10B (cho vùng nước ngọt), men tiêu hóa Biof-Hudavil đã giúp bà con nông dân giảm thiểu các chất sát khuẩn, giảm việc sử dụng thuốc điều trị bệnh, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm cá.

Kết quả cho thấy đối với các hồ nuôi tôm sú 25 con/m2 mặt nước (m3) suốt vụ nuôi không cần thay nước và năng suất tăng 58% so với đối chứng. Đối với nuôi cá tra có thể rút ngắn 1 vụ nuôi từ 1,5 - 2 tháng, giảm 50% số lần thay nước so với đối chứng và giảm chi phí thức ăn hơn 5%. Khi sử dụng các chế phẩm Hudavil đúng liều lượng có thể tăng tỉ lệ sống của cá giống từ 1,8 - 2 lần so với tỉ lệ bình quân ở đồng bằng sông Cửu Long (đạt 28% so với đối chứng 11%).

Hiệu quả sử dụng các chế phẩm sinh học của dự án không chỉ được bà con nuôi trồng thủy sản ghi nhận mà còn được cơ quan truyền thông đưa tin trên chương trình thời sự địa phương (ở Đồng Tháp 2 đợt) và được truyền hình trung ương (VTV3) giới thiệu trên chương trình “Sáng tạo Việt”.

Từ những phương pháp nghiên cứu thu được, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên đã xây dựng đề án đổi mới công nghệ để hướng tới áp dụng cho vùng nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm kết hợp 1 vụ lúa, nuôi tôm-cua vùng rừng ngập ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.

Bên cạnh đó, để phát triển kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ ở quy mô lớn hơn, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên đã lựa chọn công ty cổ phần công nghệ sinh học Vạn Xuân là đơn vị được đầu tư công nghệ để sản xuất các chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản từ 1 pilot và hiện nay đã đầu tư thêm được 1 chi nhánh tại Sóc Trăng.

Phân bón mang thương hiệu "Công nghệ Hudavil"

Bên cạnh các chế phẩm phục vụ nuôi trồng thủy sản, Tập thể công nghệ Hudavil  thuộc Viện Hóa học hợp chất thiên nhiên còn nghiên cứu chuyển giao công nghệ sản xuất các loại phân bón hữu cơ vi sinh và hữu cơ đa vi lượng Hudavil, sản phẩm phân bón mang thương hiệu “Công nghệ Hudavil” được đông đảo bà con nông dân tín nhiệm sử dụng.

Các chủng vi sinh Azotobacter, Bacillus, Trichoderma có tác dụng cố định Đạm, phân giải Lân, phân giải Xen lu lô có trong đất làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giúp cây trồng chống được các loại nấm bệnh gây hại, giải quyết tốt các khó khăn của nhà nông với cây trồng, giúp cải tạo đất, làm tơi xốp, tăng độ phì nhiêu của đất, phát triển bộ rễ, tăng khả năng chịu hạn, chịu rét, giảm thiểu sâu bệnh đồng thời tăng sản lượng, chất lượng cho cây trồng, giảm bớt lượng phân hóa học và tạo ra những sản phẩm nông sản sạch. Kết quả thử nghiệm trên các giống cây trồng như: mía, lúa, chè, hồ tiêu… đều cho kết quả tốt.

Đồng thời với hoạt động đào tạo chuyển giao công nghệ, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên cũng coi trọng việc tổ chức các hội thảo giới thiệu về công nghệ và hướng dẫn về kỹ thuật sử dụng sản phẩm để bà con nông dân sử dụng có hiệu quả tốt nhất. Trong năm 2015, INPC đã tổ chức được 7 hội thảo cho 7 địa phương ở vùng sâu vùng xa như tại ĐăkLăk tổ chức 5 hội thảo (tại huyện Cư’ Mgar và Ea Súp, tại công ty cà phê Ea Sin, công ty cà phê Ea Tiêu và công ty cà phê Việt Đức) với gần 1000 bà con nông dân tham dự, tại Bình Gia-Lạng Sơn với gần 300 đại biểu các huyện, các tỉnh lân cận tham dự, tại Đăk Nông với hơn 200 đại biểu tham dự.

Nhờ những đóng góp tích cực trong những năm vừa qua, “Công nghệ Hudavil” của Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được tôn vinh là “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2015”.

Ban Ứng dụng và triển khai công nghệ của Viện Hàn lâm cùng với Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên đang tích cực ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tập thể các nhà khoa học mang thương hiệu công nghệ Hudavil ngày càng đến gần với bà con nông dân, góp phần cho ngành nông nghiệp nước nhà ngày càng phát triển bền vững.

VietQ, 10/12/2015
Đăng ngày 11/12/2015
Thanh Hà - Viết Cường
Doanh nghiệp

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 11:55 23/04/2024

Xem giá đầy đủ - Nhanh chóng - Miễn phí tại Farmext App

Farmext App là ứng dụng quản lý trại nuôi tôm cá toàn diện, giúp người nuôi dễ dàng theo dõi và tối ưu hóa hoạt động nuôi trồng của mình. Một trong những tính năng nổi bật của Farmext App là cung cấp giá cả đầy đủ, nhanh chóng và miễn phí cho các sản phẩm liên quan đến nuôi trồng thủy sản.

Tôm sú
• 13:44 22/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 18:00 19/04/2024

Bật mí những ưu điểm vượt trội khi xem giá thủy sản tại Farmext App

Hiểu được nỗi lo của người nuôi tôm về biến động giá cả hằng ngày, Farmext App cung cấp giải pháp cập nhật thông tin giá cả đa dạng, đầy đủ cho tất cả các loài thủy hải sản trên khắp các tỉnh thành.

Xem giá tại Farmext
• 08:00 10/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 23:13 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 23:13 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 23:13 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 23:13 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 23:13 23/04/2024