Trung Quốc cấm càn, ngư dân ta vẫn ra khơi

Ngày 15-5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Việc Trung Quốc đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của VN là vi phạm chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN theo Công ước LHQ về Luật biển năm 1982, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC)".

Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi trở về từ vùng biển Hoàng Sa (ảnh chụp chiều 15-5) - Ảnh: HỮU KHÁ
Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi trở về từ vùng biển Hoàng Sa (ảnh chụp chiều 15-5) - Ảnh: HỮU KHÁ

Người phát ngôn Lương Thanh Nghị khẳng định: "VN phản đối và coi quyết định đơn phương nói trên của Trung Quốc là vô giá trị”.

Sẽ hỗ trợ ngư dân

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Ngọc Đức, chánh văn phòng Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam, cho biết trong ngày 16-5, hội sẽ có công văn gửi tới các cơ quan chức năng đề nghị hỗ trợ ngư dân Việt Nam tiếp tục đánh bắt cá bình thường. Hội cũng sẽ thông báo tới các địa phương để từng nơi nắm thông tin, hướng dẫn ngư dân thận trọng và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình đánh cá.

Ông nói: “Nếu họ cấm đánh cá ở vùng biển của họ thì mình không can thiệp, nhưng rõ ràng họ áp lệnh cấm này ở cả vùng biển của Việt Nam thì không có cớ gì ngư dân Việt Nam phải tuân thủ”.

"Nhảy lên tàu cá của ngư dân trên lãnh hải của ta thì đó là cướp"

Vừa trở về từ ngư trường Hoàng Sa, anh Phạm Hồng Sử đi trên tàu QNg 97058 cho biết đã gặp rất nhiều tàu cá Trung Quốc. Anh Sử nói gần đây tàu hải giám Trung Quốc làm rất căng, cứ thấy tàu cá Việt Nam là xua đuổi không cho dừng một chỗ để đánh bắt. “Mình chẳng sợ họ bắt vì đánh ở ngư trường truyền thống xưa nay. Trường hợp gặp tàu Trung Quốc gây hấn thì mình còn có tàu hải quân, tàu cảnh sát hỗ trợ, bảo vệ” - anh Sử nói. Anh Sử cho biết anh em trên tàu không quan tâm đến lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc và sẽ tiếp tục ra khơi trong vài ngày tới.

Khi được hỏi về việc Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt cá và cho tàu cá tràn qua vùng biển nước ta, anh Hùng đi trên tàu cá QNg 98125 cho biết: “Chúng tôi đánh ở ngư trường truyền thống quen rồi, nếu giờ có cấm cũng kiên quyết bám biển”.

“Trung Quốc có cấm đánh bắt thì cũng là vô lý và vô nghĩa”. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Chước - chủ tịch Hội Nghề cá TP Đà Nẵng. Theo Hội Nghề cá Đà Nẵng, địa phương có gần 200 tàu cá thường xuyên đi đánh bắt ở các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. “Bất kể là Trung Quốc hay nước nào, nếu họ nhảy lên tàu cá của ngư dân ở lãnh hải của nước ta thì đó là cướp và ngư dân phải bảo vệ tàu của mình” - ông Chước nêu rõ.

Ông Chước cũng cho biết dù phía Trung Quốc có xua tàu cá, có cấm đánh bắt nhưng tinh thần ngư dân Đà Nẵng vẫn rất vững. Ông cũng chia sẻ thêm ngư dân Đà Nẵng không bao giờ bỏ ngư trường, vẫn thường xuyên và đều đặn đánh bắt trên lãnh hải của Việt Nam.

Hành vi đơn phương và vô căn cứ

Từ 12g hôm nay (16-5), phía Trung Quốc thông báo sẽ bắt đầu cấm đánh bắt cá trên biển Đông kéo dài hai tháng rưỡi, kéo dài đến ngày 1-8. Mục đích, theo như phía Trung Quốc tuyên bố, là để nguồn cá ở các ngư trường có thời gian sinh sản, hồi phục.

Bộ Nông nghiệp Trung Quốc tuyên bố phạm vi cấm đánh bắt cá sẽ bắt đầu từ 12 độ vĩ Bắc đến khu vực tiếp giáp giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, bao gồm cả vịnh Bắc bộ. Lệnh cấm áp dụng đối với ngư dân Trung Quốc và ngư dân các nước đang có ngư trường ở khu vực biển Đông. Từ năm 1999, Trung Quốc hằng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông, nơi mà Trung Quốc tự cho là thuộc chủ quyền của mình bất chấp phản ứng của Việt Nam, Philippines.

Trong thời gian này, cảnh sát biển Trung Quốc cùng các lực lượng ngư chính, hải giám tăng cường tuần tra trên biển Đông, nếu gặp tàu cá nước ngoài họ đòi tịch thu tàu thuyền, ngư cụ và thủy hải sản trên tàu. Theo Tân Hoa xã, ngay từ ngày 9-5, một số địa phương duyên hải phía nam của Trung Quốc đã bắt đầu triển khai kế hoạch này đến ngư dân của họ.

Thế nhưng, ngay trước khi cái lệnh vô lý và vô căn cứ này được ban hành chỉ vài ngày, Trung Quốc lại công khai thông báo đưa tàu của họ đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt cá.

Thông tin về đoàn tàu này được cập nhật hằng ngày qua các phóng viên tháp tùng đoàn tàu. Mạng Tin Tức Hải Nam cho biết đến chiều 15-5, đoàn 32 tàu Trung Quốc vẫn quanh quẩn ở thềm lục địa của Việt Nam.

Trong khi đó, ngày 15-5, đoàn quan chức tỉnh Hải Nam do phó chủ tịch Lý Hiến Sinh dẫn đầu đã trở về đảo Hải Nam sau chín ngày khảo sát cái mà Trung Quốc gọi là “thành phố Tam Sa”, được thành lập trái phép từ tháng 6-2012. Đoàn cán bộ tỉnh Hải Nam và chính quyền “thành phố Tam Sa” đã được tàu ngư chính 310 đưa đi hết chặng hải trình dài 2.270 hải lý (4.204km).

Tuổi trẻ
Đăng ngày 16/05/2013
HƯƠNG GIANG - ĐOÀN CƯỜNG - HỮU KHÁ -  MỸ LOAN
Đánh bắt

Tàu khai thác cá ngừ rộn ràng cập cảng

Đầu năm mới, tàu khai thác cá ngừ ở các địa phương miền Trung rộn ràng cập cảng sau chuyến biển dài ngày thắng lợi, tạo không khí phấn khởi bao trùm. Góc nhìn khác, ở Nhật Bản có phiên đấu giá cá ngừ đầu năm tại chợ truyền thống Toyosu, một con cá ngừ vây xanh được mua 1,32 triệu USD như báo hiệu điềm lành.

Cá ngừ vây xanh
• 11:21 10/02/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 10:53 24/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 13:50 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 13:50 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 13:50 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 13:50 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 13:50 18/02/2025
Some text some message..