Trung Quốc: kênh bán lẻ thay đổi- tiếp thị thủy sản cũng phải chuyển mình

Phương thức bán thủy sản ở Trung Quốc đang thay đổi dần, cùng với sự phát triển của thương mại trực tuyến.

thương mại trực tuyến

Phần lớn các DN vẫn đi theo phương thức tiếp thị từ DN đến DN (B2B). Trong khi đó, kênh bán lẻ đang chuyển dịch phương thức tiếp thị theo hướng từ DN đến người tiêu dùng (B2C).

Tại Trung Quốc, internet đã thay đổi cách mà người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm, các DN bán lẻ truyền thống cũng cạnh tranh trong mảng kinh doanh trực tuyến. Vì vậy, đây là xu hướng DN XK cần để ý nhằm tăng doanh thu tại thị trường này.

New Zealand đã bắt đầu chi mạnh tay cho các chiến dịch quảng bá sản phẩm thông qua thương mại điện tử tại Trung Quốc. Các nước khác thường chỉ cố gắng tăng khối lượng thủy sản XK sang Trung Quốc chứ không tập trung nhiều vào tiếp thị. Đương nhiên, hiệu quả không thể cao bằng phương pháp của New Zealand.

Sự phát triển của thương mại điện tử làm tăng NK của Trung Quốc. Nhiều DN vừa và nhỏ có thể “thoát khỏi” nhiều thủ tục lằng nhằng nhờ thương mại điện tử. Những website như Tmall đưa ra khái niệm thương mại điện tử xuyên biên giới, xử lý các vấn đề về hậu cần và thanh toán cho bên cung ứng nước ngoài. Trong khi đó, nhờ việc thành lập Khu thương mại tự do (FTZ) Thượng Hải, người tiêu dùng Trung Quốc đã được phép truy cập vào Amazon.com. Amazon có thể cung cấp thủy sản sang Trung Quốc - hứa hẹn sẽ cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng Trung Quốc trong vòng một tuần. Costco (Mỹ) cũng bắt đầu bán trên Tmall.

Với Trung Quốc, thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới đồng nghĩa với tăng cường sự phát triển của các DN XK và XK của nước này. Tại FTZ, DN NK có thể lưu trữ hàng hóa lâu nhất có thể và bán trong vùng FTZ. Do đó, việc chuyển đến tay người mua được thực hiện dễ dàng hơn. Hải quan chỉ phải thông quan nếu hàng hóa ra khỏi khu vực. Vì vậy, DN NK thủy sản và DN phân phối có thể dự đoán nhu cầu thị trường để có những bước đi thích hợp. Tất cả những điều này làm giảm thời gian vận chuyển hàng hóa, linh hoạt hơn cho các DN NK.

Một số DN XK thủy sản lớn có đại lý tại Trung Quốc. Các đại lý này có gian hàng riêng trên trang Tmall. Tuy nhiên, rất ít các DN thủy sản quốc tế dám chi tiền để thực hiện hoạt động thương mại trực tuyến ở Trung Quốc bởi có 3 thách thức lớn: vốn, thời gian và hỗ trợ tiếp thị.

Thương mại điện tử của Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới và vẫn còn tiềm năng to lớn. Các DN cung cấp hải sản cần phải bắt kịp với xu hướng, để nắm bắt cơ hội mà những kênh tiêu thụ mới này mang lại. 

Vasep, 04/01/2016
Đăng ngày 06/01/2016
Thu Trang
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 07:08 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:08 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 07:08 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 07:08 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 07:08 21/12/2024
Some text some message..