Trung Quốc lại phát hiện SARS-CoV-2 trên bao bì cá nhập khẩu từ Indonesia

Sáng 18/9, theo thông báo của hải quan Trung Quốc, một mặt hàng cá đông lạnh của Indonesia đã bị nước này cấm nhập khẩu do xét nghiệm thấy virus SARS-CoV-2 trên bao bì.

Thực phẩm đông lạnh
Thực phẩm đông lạnh được bày bán tại siêu thị ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Thông báo đăng trên trang thông tin chính thức của Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, tất cả các cơ quan hải quan của nước này sẽ dừng 1 tuần việc thụ lý cấp phép nhập khẩu cho Công ty chế biến thủy sản PT.PUTRI INDAH của Indonesia. Nguyên nhân là một mẫu bao bì sản phẩm cá hố (Hairtail) của công ty này cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Các cơ quan chức năng của Trung Quốc cũng khuyến cáo người dân nước này đến các cơ sở uy tín để mua các sản phẩm hải sản đông lạnh nhập khẩu, nhằm tránh rủi ro lây lan Covid-19.

Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục phát hiện thấy loại virus này trên bao bì và vách trong container vận chuyển hàng đông lạnh nhập khẩu từ nước ngoài. Từ tháng 7 đến nay, hơn 10 địa phương ở nước này đã thông báo xét nghiệm thấy SARS-CoV-2 trên bao bì các sản phẩm hải sản hoặc cánh gà nhập khẩu từ Ecuador và Brazil.

Một số thành phố ở Trung Quốc như Bắc Kinh, Đại Liên cũng xác định dịch Covid-19 trong cộng đồng bùng phát từ các khu chợ mua bán hoặc nhà xưởng chế biến thủy hải sản đông lạnh, do nơi đây luôn duy trì nhiệt độ thấp và môi trường ẩm ướt thích hợp cho virus sinh sống. Thậm chí, các nhà khoa học Trung Quốc còn chuyển hướng điều tra dịch bùng phát ở Vũ Hán từ động vật hoang dã sang các sản phẩm đông lạnh.

Mới đây, phòng chống dịch tại các cơ sở chế biến và giao dịch thực phẩm đông lạnh, nhằm giảm rủi ro lây lan dịch bệnh đã chính thức được đưa vào Phương án phòng chống dịch Covid-19 phiên bản mới nhất của Trung Quốc.

Đăng ngày 18/09/2020
VOV

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Sử dụng dầu ấu trùng cho tôm thẻ chân trắng

Hiện nay, nguyên liệu chính làm nguồn chất béo trong thức ăn của tôm là dầu cá. Sự sẵn có của dầu cá đã giảm do nhu cầu thị trường cao và sự cạnh tranh đến từ các ngành công nghiệp khác.

Ấu trùng
• 13:51 01/07/2024

Cà Mau lập khu bảo tồn biển ở 3 cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc

Ngày 18/6/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký Quyết định số 1206/QĐ-UBND về việc phê duyệt thành lập Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau rộng 27.000 ha, tập trung ở vùng biển quanh 3 cụm đảo: Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc.

Hòn Khoai
• 13:51 01/07/2024

Nuôi trồng thủy sản bền vững: Tận dụng tối đa các lợi ích từ công nghệ

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và áp lực từ dân số ngày càng tăng, ngành nuôi trồng thủy sản đang đứng trước thách thức lớn về tính bền vững. Nuôi trồng thủy sản không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của nhiều quốc gia.

Cá biển
• 13:51 01/07/2024

Độ mặn và độ pH phù hợp để thả giống

Để thuận lợi cho việc tôm giống thích nghi với môi trường ao nhất có thể, người nuôi thường đo độ mặn và pH sao cho phù hợp nhất. Vậy độ mặn và độ pH là bao nhiêu thì thích hợp cho tôm giống nhất. Mời bà con cùng đọc qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 13:51 01/07/2024

Bệnh DIV1 trên tôm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Bệnh DIV1 trên tôm do Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) gây ra, được phát hiện lần đầu tiên trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) vào năm 2014 tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc sau đó vi rút tiếp tục gây bệnh cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tôm bệnh
• 13:51 01/07/2024
Some text some message..