Trung Quốc sẽ kiểm tra trực tuyến các lô hàng nếu phát hiện virus SARS-CoV-2

Doanh nghiệp có lô hàng bị phát hiện virus SARS-CoV-2, Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc sẽ tiến hành kiểm tra trong vòng 1-2 tuần kể từ ngày có thông báo cảnh báo. Trường hợp DN không bố trí kiểm tra theo thời hạn trên sẽ bị xem xét dừng thông quan lô hàng nhập khẩu và hủy tư cách đăng ký xuất khẩu của doanh nghiệp.

chế biến thủy sản
Trung Quốc sẽ kiểm tra trực tuyến các lô hàng.

Ngày 21/7/2022, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) có công văn gửi các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu vào Trung Quốc về việc quy định mới của Trung Quốc về kiểm soát COVID-19 đối với thực phẩm lạnh nhập khẩu.

Thông qua Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, NAFIQAD đã nhận được thông báo số 58.2022 ngày 8/7 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc về các biện pháp kiểm soát COVID-19 đối với thực phẩm lạnh nhập khẩu vào Trung Quốc. Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày 8/7 và thay thế thông báo số 103.2020.

Theo NAFIQAD, tại buổi họp trực tuyến với Cục An toàn thực phẩm Xuất nhập khẩu (thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc) vào ngày 20/7, đại diện phía Trung Quốc đã giải thích cụ thể hơn về các biện pháp sẽ áp dụng trong trường hợp phát hiện lô hàng nhập khẩu dương tính với SARS-CoV-2.

Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu (Trung Quốc) còn cho biết thêm, khi cơ quan thẩm quyền nước này kiểm tra doanh nghiệp có lô hàng bị nhiễm phát hiện các vấn đề còn tồn tại thì sẽ căn cứ theo quy định liên quan để yêu cầu các biện pháp khắc phục có thời hạn, tạm ngừng xuất khẩu hoặc hủy bỏ tư cách đăng kí xuất khẩu của doanh nghiệp đó.

Trong công văn gửi các doanh nghiệp chế biến thủy sản sang Trung Quốc, NAFIQAD đề nghị các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các biện pháp phòng chống COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, hướng dẫn của FAO, WHO và hướng dẫn của Trung Quốc nhằm hạn chế tối đa khả năng lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc bị phát hiện virus SARS-CoV-2.

Trường hợp có lô hàng bị cảnh báo phát hiện virus SARS-CoV-2, chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ các nội dung liên quan (cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự, hồ sơ, tài liệu, kết quả điều tra nguyên nhân và biện pháp khắc phục phù hợp,...) để phục vụ cho việc kiểm tra trực tuyến theo đúng thời hạn yêu cầu của cơ quan thẩm quyền Trung Quốc.

Để phòng ngừa những rủi ro cho các lô hàng thủy sản trước nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 và đáp ứng yêu cầu mới của thị trường Trung Quốc, VASEP khuyến cáo các doanh nghiệp thủy sản hội viên cần tiếp tục tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng chống COVID-19 tại nhà máy. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng chủ động chuẩn bị các nội dung liên quan theo yêu cầu kiểm tra trực tuyến của cơ quan thẩm quyền Trung Quốc.

VASEP
Đăng ngày 29/07/2022
Tạ Hạ
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 17:53 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 17:53 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 17:53 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 17:53 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 17:53 25/04/2024