Trung Quốc: Tôm nuôi mắc virus lạ, lây lan nhanh, chết hàng loạt

Decapod iridescent virus 1 hay Div1 lây nhiễm khoảng một phần tư trang trại nuôi tôm ở trung tâm nuôi tôm thuộc Quảng Đông (Trung Quốc), làm tôm nuôi chết hàng loạt trong vòng vài ngày.

Tôm thẻ
Nông dân nuôi tôm Trung Quốc ở tỉnh Quảng Đông cho biết họ rất lo lắng về sự lây lan của bệnh Div1. Ảnh: Tân Hoa Xã

Dịch bệnh Div1

Các trang trại nuôi tôm ở Quảng Đông (Trung Quốc) rơi vào khủng hoảng khi tôm nuôi bị tấn công bởi dịch bệnh nguy hiểm Decapod iridescent virus 1 (Div1) làm sụt giảm sản lượng tôm và đe dọa sinh kế của hàng chục nghìn hộ gia đình.

Trung Quốc lần đầu tiên xác định một loại virus bí ẩn ở tôm thẻ chân trắng (đã được đặt tên là Div1) tại tỉnh Chiết Giang vào tháng 12/2014. Mặc dù gây hại nghiêm trọng và lây lan nhanh nhưng Div1 không được chú ý ở thời điểm này vì được kiểm soát tương đối tốt.

Đến năm 2018, virus Div1 đã được tìm thấy trong các trang trại nuôi tôm ở 11 tỉnh khác ngoài Chiết Giang.

Vụ dịch Div1 nghiêm trọng xảy ra vào năm 2019, khi toàn bộ lưu vực Đồng bằng Châu Giang đồng loạt nhiễm dịch. Tại thị trấn Da'ao, 65% ao nuôi bị nhiễm virus dẫn đến thua lỗ nặng, ảnh hưởng sinh kế của 20.000 người nuôi tôm trong khu vực này.

Lần dịch này bắt đầu từ tháng 2/2020, đến này đã ảnh hưởng đến 25% diện tích tôm nuôi ở vùng nuôi tôm tập trung thuộc tỉnh Quảng Đông.

Dấu hiệu ban đầu của bệnh Div1

Div1 gây ảnh hưởng đến hầu hết các loài tôm nuôi phổ biến như tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh, tác động tất cả size tôm dù nhỏ hay lớn. Dịch bệnh lây lan nhanh, hiện nay vẫn chưa có biện pháp kiểm soát, tôm thường chết sạch sao 2 -3 ngày phát hiện dấu hiệu mắc bệnh đầu tiên. Dịch bệnh giảm bớt trong những tháng mùa hè và mùa thu khi nhiệt độ cao hơn, theo kinh nghiệm của nông dân thì nhiệt độ trên 30oC có thể sẽ giảm lây lan virus.

Các dấu hiệu bị nhiễm bệnh được ghi nhận là: tôm đỏ thân, mềm vỏ, chìm xuống đáy ao.


Dấu hiệu tôm thẻ nhiễm Div1


Triệu chứng lâm của tôm càng xanh bị nhiễm tự nhiên với DIV1. (A) Tổng thể một con tôm bị bệnh trong nước. (B) Cận cảnh: Mũi tên màu xanh cho thấy khu vực màu trắng dưới lớp biểu bì. Mũi tên trắng biểu thị teo gan, phai màu và ố vàng.

Nguồn gốc, phương thức lây lan bệnh Div1 vẫn chưa được xác định rõ ràng và vẫn chưa tìm được cách trị bệnh. Do không có cách nào hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan, nhiều người nuôi tôm ở Quảng Đông không cho phép người ngoài, bao gồm bạn bè và gia đình đến gần ao nuôi. Hiện nay những người nuôi tôm ở vùng dịch được khuyên thu hoạch ngay tôm khi có dấu hiệu bệnh, cải tạo ao chờ đến thời tiết phù hợp mới thả nuôi vụ mới.

Đăng ngày 13/04/2020
Hoài An @hoai-an
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 04:26 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 04:26 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 04:26 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 04:26 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 04:26 23/11/2024
Some text some message..