Truy vết cá voi xanh khổng lồ bằng âm thanh

Cá voi xanh là loài động vật lớn nhất đang tồn tại trên trái đất nhưng việc tìm kiếm chúng trong các đại dương mênh mông là điều không hề dễ dàng.

Sử dụng âm thanh để "truy vết" cá voi xanh khổng lồ.
Sử dụng âm thanh để "truy vết" cá voi xanh khổng lồ.

Chính vì lẽ đó, một nhóm nghiên cứu người Australia đang tiến hành thử nghiệm ý tưởng mới, nhằm tìm kiếm loài sinh vật khổng lồ trong môi trường sống của nó. Để xác định vị trí của những con cá voi xanh khổng lồ ở vùng biển Nam Cực, các nhà nghiên cứu đã thả xuống hiển hệ thống phao định vị âm thanh sonar, nhằm thu thập những bài hát của cá voi.

Nhờ những âm thanh này, các nhà khoa học có thể xác định được vị trí của loài cá voi cũng như vị trí chúng có thể nổi lên. Sử dụng tàu chuyên dụng, các nhà khoa học ngay lập tức tiếp cận những cá thể cá voi khổng lồ khi nó vừa nổi lên mặt nước để tiến hành lấy mẫu và gắn thẻ định vị vệ tinh.

Nhờ phương pháp định vị mới, các nhà khoa học đã chụp ảnh được 57 chú cá voi xanh, thu thập 23 mẫu da của sinh vật biển khổng lồ đồng thời gắn được 2 thẻ định dạng qua vệ tinh lên 2 cá thể cá voi xanh. Ngoài ra, phương pháp truy vết này còn giúp tìm ra 11 con cá voi xanh lùn và 8 con cá voi lưng gù khác.

Trên thực tế, việc sử dụng âm thanh để theo dõi loài cá voi đã được sử dụng từ rất lâu nhưng đây là lần đầu tiên âm thanh được sử dụng để định vị vị trí của cá voi, hỗ trợ việc lấy mẫu và gắn thẻ lên mình những con vật khổng lồ này. Việc xác định vị trí loài cá voi giúp con người hiểu thêm về nguồn thức ăn và cách thức di chuyển, giúp bảo vệ tối đa loài động vật này.

Các nhà khoa học ước tính, số lượng cá voi xanh Nam Cực chỉ còn khoảng 400–1.400 cá thể. Sở dĩ, số lượng loài động vật khổng lồ vốn không có thiên địch này bị giảm sút nghiêm trọng bởi hoạt động đánh bắt quá mức của con người. Tuyên bố của Chính phủ Australia cho biết, tính từ đầu những năm 1900 trở lại đây, có tới 340.000 cá thể cá voi bị tàn sát.

Infonet
Đăng ngày 08/04/2013
Khoa học

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 16:52 08/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 16:52 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:52 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 16:52 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 16:52 08/11/2024
Some text some message..