TT-Huế: Được mùa ruốc, nhiều cơ sở tăng năng suất chế biến “ Mắm ruốc”

Nhiều ngày qua, nhiều ngư dân thuộc khu vực miền Trung trúng đậm “mùa ruốc muộn”, không chỉ đó là niềm vui riêng của ngư dân mà còn là điều mong muốn của nhiều cơ sở chế biến “ Mắm ruốc”  nơi đây . Đặc biệt, đối với các cơ sở chế biến mắm ruốc tại Thừa Thiên – Huế, nơi có rất nhiều cơ sở làm mắm nổi tiếng lâu đời, gắn với hương vị ẩm thực riêng thể hiện qua nhiều món ăn đặc sản như bún bò, bún hến…, nhờ đó nhiều cơ sở có được nguồn nguyên liệu dồi dào để tăng cường chế biến mắm, lấy lại thương hiệu sau sự cố môi trường biển.

Làm mắm ruốc
Ruốc tươi được phơi nắng trước khi chế biến mắm (cơ sở chế biến mắm chị Quyện, Diên Trường, Phú Vang, TT – Huế)

Theo chị Phạm Thị Quyện, chủ cơ sở sản xuất và chế biến mắm tại TDP Diên Trường (thị trấn Thuận An, Phú Vang, TT – Huế) cho biết: “cơ sở của chị bắt đầu hoạt động lại vào đầu tháng 11 âm lịch sau sự cố môi trường biển, cũng là thời điểm đầu mùa thu hoạch ruốc của ngư dân, đáp ứng đủ số lượng cần để chế biến mắm. Thông thường từ giữa đến cuối tháng 2 âm lịch, nguồn cung ruốc ngày càng giảm, tuy nhiên năm nay lại khác, nhiều tỉnh miền trung trúng đậm mùa ruốc, nên tha hồ để thu mua làm mắm, với lại giá thành cũng rẻ hơn so với thời điểm này năm ngoái”.

Chị Quyện cũng cho biết: “gia đình tôi cũng qua ba đời làm mắm, đặc biệt mắm ruốc, mỗi năm cơ sở đưa ra thị trường tiêu thụ hàng trăm tấn ruốc thành phẩm, trong và ngoài tỉnh.  Tuy nhiên, do sự cố môi trường biển, cơ sở tôi tạm ngưng hoạt động 8 tháng gây thiệt hại cũng tương đối lớn. Mặc dù vậy, khi nghe thông tin báo chí, cũng như mọi người đã dần khẳng định biển an toàn, do đó tôi tăng cường thu gom nguyên liệu để phục hồi hoạt động của cơ sở, phát triển nghề truyền thống gia đình. Tính từ tết đến chừ, tôi nhập gần 100 tấn ruốc, chủ yếu từ Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quãng Nam và Huế. Mỗi ngày phải thuê từ 12-15 nhân công (có tính thời vụ) để vào muối, ép khô và phơi, với mức công 350.000đ/ngày.  Còn ngày thường, hiện nay cơ sở có 5 nhân viên, với mức lương trung bình 5triệu/tháng”. Mỗi năm, doanh thu của cơ sở gần 4 tỉ đồng, trừ mọi chi phí, lợi nhuận từ 500-600 triệu đồng, chị Quyện cho biết thêm.

   Đây là tín hiệu lạc quan đáng mừng không chỉ dành riêng cho ngư dân miền trung mà đối với với mọi ngành nghề liên quan đến thủy hải sản. Ngoài vấn đề tạo động lực để phát triển kinh tế hộ gia đình, đó còn là động lực thúc đẩy mọi người dân, đặc biệt là ngư dân, tiếp tục vững bước vương khơi bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Tép Bạc
Đăng ngày 13/03/2017
Ngọc Phương
Chế biến

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 03:17 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 03:17 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 03:17 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 03:17 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 03:17 20/04/2024