TT- Huế: Hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất tàu đánh bắt xa bờ

Để đẩy mạnh phát triển năng lực sản xuất tàu biển đánh bắt hải sản xa bờ, thời gian qua tỉnh TT- Huế cũng đã chú trọng hỗ trợ, đầu tư và tạo điều kiện cho các cơ sở đóng và sửa chữa tàu cá trên địa bàn, như mở rộng mặt bằng đáp ứng tiêu chuẩn của Nghị định 67 của Chính phủ.Tuy nhiên, nhiều cơ sở vẫn còn gặp một số khó khăn, cần phối hợp các cơ quan ban ngành liên quan để khắc phục tình trạng quá tải tại các cơ sở đóng tàu hiện nay.

xưởng đóng tàu ở Huế
Một trong các xưởng đóng tàu ở Huế Ảnh Ngọc Phương

Trong 5 cơ sở đóng và sửa chữa tàu trên địa bàn tỉnh hiện có, mới chỉ 02 cơ sở đạt chuẩn đóng sửa tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP; do đó các tàu được phê duyệt có thể phải đóng ở tỉnh khác, gây khó khăn trong quản lý và tốn kém cho ngư dân.

Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất

Riêng trên địa bàn thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế) có hai cơ sở, trong đó có một cơ sở của Công ty TNHH tàu thuyền An Thuận, xưởng đóng tàu lớn nhất của tỉnh TT-Huế, sau khi Nghị định 67 của Chính phủ ra đời, mặt bằng của xưởng đã mở rộng từ 2.000 m2 lên 3.000 m2, với sức chứa cùng lúc tăng từ 25 tàu lên 40 tàu. Tại cơ sở có hơn 20 thợ, công nhân có kinh nghiệm, tay nghề đóng tàu từ 10 năm trở lên, cùng khoảng 35-40 người được các chủ tàu thuê đến tham gia sửa chữa tàu thuyền. Với đội ngũ thợ lành nghề và trang thiết bị máy móc, mỗi tháng công ty có thể đóng từ một đến hai chiếc tàu công suất lớn và cải hoán chừng 10 chiếc tàu từ trên 400CV. Các điều kiện về kỹ thuật, trang thiết bị máy móc của công ty đều đáp ứng yêu cầu sản xuất tàu công suất lớn, như: hệ thống đường truyền đà , sức nâng lớn nhất 100 tấn, động cơ kéo tời 5KW và các thiết bị tời kéo tàu, hệ thống đường triền dọc, hai đường triền ngang, máy khoan tàu... được đảm bảo.

Công ty vừa mới đầu tư thêm máy phun sơn, máy nén nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng, thẩm mỹ tàu thuyền. Anh Cao Hữu Bi, một thợ có kinh nghiệm lâu năm làm tại Công ty TNHH tàu thuyền An Thuận chia sẻ: “Với đội ngũ công nhân, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có cơ bản đáp ứng yêu cầu đóng mới, sửa chữa tàu công suất lớn. Lâu nay, việc đóng tàu 250 CV, 400CV trở lên đều diễn ra khá thuận lợi. Vật liệu gỗ chuẩn bị tại bãi sẵn sàng đóng mới cả chục chiếc trở lên”.
Tạo điều kiện mở rộng mặt bằng

xưởng đóng tàu ở Huế

Xưởng sản xuất công ty TNHH Tàu Thuyền An Thuận che thêm bên đường.
Ảnh : Ngọc Phương

Mặc dù, 2 cơ sở đóng tàu của công ty TNHH Tàu Thuyền An Thuận và cơ sở Nguyễn Văn Phong, tại thị trấn Thuận An đều đã mở rộng lên trên 3000m2. Nhưng trong thời gian gần đây, nhu cầu đóng mới, cải hoán, nhất là tàu dịch vụ xa bờ tăng cao khiến mặt bằng sản xuất, sửa chữa của công ty này bị quá tải.

Trước thực tế trên, huyện Phú Vang đã có văn bản đề xuất với UBND tỉnh TT-Huế tăng thời gian cho thuê đất tại các xưởng đóng tàu từ 5 năm lên 20 năm, đồng thời tạo hành lang pháp lý thuận lợi để các xưởng đóng tàu có thể yên tâm đầu tư, nâng cấp mở rộng nhà xưởng.

Tỉnh TT-Huế hiện có trên 3.000 tàu thuyền, nhu cầu đóng mới hàng năm khoảng trên 20 chiếc. Riêng tại thị trấn Thuận An, trong năm vừa qua đã có 15 chiếc hoàn thành thủ tục đăng ký đóng mới. Rõ ràng, với nhu cầu đóng mới tàu xa bờ tăng cao, mong muốn nâng cấp, mở rộng mặt bằng của các cơ sở đóng tàu là lẽ hiển nhiên.

Mong rằng, thời gian tới, tỉnh TT- huế cần có những chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư mở rộng các cơ sở đóng và sửa chữa tàu , tạo điều kiện phát triển và nâng cao năng lực sản xuất tàu biển xa bờ của các cơ sở đóng tàu trên địa bàn. Góp phần giúp nhiều ngư dân vươn khơi, bám biển trên những chuyến tàu xa bờ, bội thu.
 

Đăng ngày 22/03/2017
Theo CTV Ngọc Phương
Đánh bắt

Tiềm năng của Astaxanthin trong kháng bệnh do Vibrio

Tiềm năng của astaxanthin khi hoạt động như một chất bảo vệ chống lại stress oxy hóa, giúp tăng đề kháng bệnh do Vibrio gây ra trên cá chẽm.

Astaxanthin
• 11:50 11/08/2021

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae - Triển vọng phòng bệnh cao

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae mang đến triển vọng phòng bệnh cao trên cá chẽm.

cá chẽm
• 18:27 22/07/2021

Liều lượng dùng rong nâu để kích thích miễn dịch cá chẽm

Rong nâu Sargassum polycystum mang đến tiềm năng kích thích miễn dịch trong nuôi cá chẽm.

cá chẽm
• 09:02 29/12/2020

Bài học Malaysia: Đừng để phải “gồng mình” chống kim loại nặng!

Nhiễm độc kim loại nặng trong sản phẩm thủy sản là mối nguy lớn. Tuy chưa chắc nồng độ cao đã có khả năng gây hại, nhưng kim loại nặng vẫn làm người tiêu dùng dè dặt hơn với thủy sản.

Cá chẽm.
• 10:46 15/10/2020

Sản lượng khai thác thủy sản trong 6 tháng đầu năm ước đạt 144.200 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Định, trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh ước đạt 144.200 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2024. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 7.100 tấn, tăng 8%, trong đó sản lượng tôm đạt 4.700 tấn, tăng 10,3% và đạt 44,8% kế hoạch năm.

Đánh bắt biển
• 09:52 16/06/2025

Gỡ khó cho thủy sản khai thác: Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuộc quyết liệt

Trong bối cảnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về xuất khẩu thủy sản khai thác, đặc biệt là cá mối xuất đi EU, doanh nghiệp vẫn gặp rào cản lớn do quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc khai thác (IUU).

Tàu cá
• 09:00 14/06/2025

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 5/2025 tăng mạnh so với cùng kỳ

Trước yêu cầu phát triển bền vững ngành thủy sản, tỉnh Bình Định đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về quản lý giống, thức ăn, môi trường và phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng; đồng thời đẩy mạnh các mô hình nuôi tôm công nghệ cao và tăng cường khai thác thủy sản gắn với bảo vệ nguồn lợi biển.

Cá ngừ
• 11:06 11/06/2025

Một số ứng dụng công nghệ trong quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản

sản Việc ứng dụng công nghệ trong quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản là một xu hướng quan trọng giúp đảm bảo khai thác bền vững, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tuân thủ các quy định quốc tế. Dưới đây là một số công nghệ tiêu biểu đang được triển khai.

Công nghệ trong khai thác thủy sản
• 11:00 13/05/2025

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 14:53 17/06/2025

Ngành cá tra Việt Nam: Mỏ vàng phụ phẩm chờ khai thác triệt để

Ngành công nghiệp cá tra Việt Nam, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ mang lại giá trị từ phi lê xuất khẩu mà còn ẩn chứa một "mỏ vàng" khổng lồ từ phụ phẩm. Việc tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu này không chỉ giúp gia tăng giá trị cho con cá tra, giảm ô nhiễm môi trường mà còn mở ra một hướng đi bền vững, theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cá tra
• 14:53 17/06/2025

Năm 2025 kinh tế biển chuyển mình vượt lên nguồn lợi suy giảm

Số liệu của Cục Thủy sản và Kiểm ngư, nguồn lợi thủy sản trong 15 năm qua đã giảm 22% và đang để lại nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, năm 2025, Bộ NN&MT xác định kinh tế biển sẽ chuyển mình để năm 2030 đóng góp 10% GDP cả nước.

Nuôi trồng thủy sản
• 14:53 17/06/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 14:53 17/06/2025

Xuất khẩu cá tra sang EU: Cẩn trọng nhưng kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2025

Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực tại thị trường châu Âu. Sau giai đoạn trầm lắng năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nhằm thích ứng với các yêu cầu khắt khe từ Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực này đang dần phát huy hiệu quả.

Cá tra
• 14:53 17/06/2025
Some text some message..