TT-Huế: Trang trại tiền tỷ từ đất hoang

Việc cải tạo vùng đất hoang hóa để nuôi cá nước ngọt đã giúp gia đình ông Hồ Bá Quang (tổ dân phố 18, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy) trở thành tỷ phú.

nuôi cá nước ngọt thừa thiên huế
Người dân ở thị xã Hương Thủy thu hoạch cá

Nghỉ hưu, sĩ quan quân đội Hồ Bá Quang về quê ở huyện Lệ Thủy, Quảng Bình sinh sống. Cuộc sống ở quê nhà khó khăn, ông phải sang Lào làm thuê. Tại đây, ông may mắn học được cách nuôi cá nước ngọt tiên tiến và ấp ủ ý định đem mô hình này về áp dụng ở quê nhà. Về nước một thời gian, ông đưa gia đình vào Thừa Thiên - Huế, nơi ông từng đóng quân, để thực hiện mô hình mình đã học hỏi.

Vào Huế, ông chọn mảnh đất đầm lầy, hoang hóa ở tổ 18, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy để gây dựng cơ nghiệp. Sau một thời gian, ông cải tạo được 7ha đất, trong đó 5ha làm ao thả cá, 2ha còn lại trồng rừng.

ng cũng đầu tư xây dựng một con đập lớn để ngăn và xả nước phục vụ cho việc nuôi cá. Công sức của gia đình ông được đền đáp khi hình thành trang trại gồm hơn 20 ao cá, nhiều ao nuôi bèo và chuồng nuôi lợn. Trang trại của ông Quang còn ương nuôi cá giống như cá trắm, cá trê, rô phi đơn tính, cá trôi, cá chim.

Trong quá trình nuôi cá, ông kết hợp cho cá ăn thức ăn sẵn có trong tự nhiên với bảo vệ môi trường nước. Mỗi năm cá thịt đem về cho gia đình ông 500 triệu đồng, cá giống cho 300 triệu đồng. Ngoài ra còn có nguồn thu đáng kể từ nuôi heo.

Trang trại của ông tạo việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động địa phương. Không chỉ làm giàu cho gia đình mình, ông thường xuyên giúp cá giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi cá cho nhiều hộ dân ở phường Phú Bài và thị xã Hương Thủy để nhân giống mô hình nuôi cá nước ngọt.

"Tui không giữ bí quyết làm giàu cho riêng mình mà luôn mong muốn ngày càng có nhiều hộ ở địa phương thoát nghèo, làm giàu từ nuôi cá"- ông Quang tâm sự.

Nhiều năm liền, ông Quang được vinh danh là Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Nông Thôn Ngày Nay
Đăng ngày 29/08/2012
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 06:46 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 06:46 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 06:46 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 06:46 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 06:46 17/11/2024
Some text some message..