Tù mù nguyên nhân tôm chết

Tình trạng tôm chết hàng loạt đang ngày một lan nhanh trên cả nước, gây thiệt hại nghiêm trọng nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân

kiem tra tom benh

Tình trạng tôm chết sớm hàng loạt vẫn chưa rõ nguyên nhân.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát vừa có công điện gửi các tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Công điện cho biết trong 5 tháng đầu năm nay, đã có hơn 22.532 ha tôm nước lợ (cả tôm sú và tôm chân trắng) ở các địa phương trên bị thiệt hại. Công điện đánh giá tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ với các dấu hiệu của hội chứng hoại tử gan, tụy cấp tính đang diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng tại nhiều địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, đến nay, nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng, gây khó khăn cho công tác dập dịch.

Trên thực tế, tại khu vực miền Trung, sau thời gian dài xác minh, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II vẫn chỉ dừng lại ở việc nghi bệnh xuất phát từ nguồn tôm giống và tôm bố mẹ. Ở phía Bắc, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I cũng mới chỉ xác định tôm nuôi tại Quảng Ninh và Hải Phòng chết do hội chứng hoại tử gan, tụy, còn nguyên nhân vì sao gây nên hội chứng này thì vẫn chưa có câu trả lời. Trong khi đó, đóng đô tại khu vực ĐBSCL, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đang truy tìm 5 loại virus, 3 loại vi khuẩn liên quan đến gan, tụy của tôm và xét nghiệm tìm kiếm các loại tảo độc trong nước của ao nuôi. Tuy nhiên, viện này cũng chỉ phỏng đoán nhiều khả năng tôm chết do yếu tố tự nhiên liên quan đến hóa chất, nhiệt độ và điều kiện ao nuôi.

Trước tình hình dịch bệnh ở tôm đang có chiều hướng lan rộng, công điện của Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị UBND các tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra chặt chẽ điều kiện sản xuất kinh doanh và vệ sinh ở các cơ sở sản xuất tôm giống. “Kiên quyết xử lý vi phạm và đình chỉ những cơ sở không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y thủy sản” - công điện nêu rõ.

Trước đó, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã có chỉ thị về việc triển khai xác định nguyên nhân và giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ. “Lãnh đạo các đơn vị chức năng phải xem việc xác định nguyên nhân và giải pháp chống dịch bệnh ở tôm là nhiệm vụ khẩn cấp, ưu tiên số 1” - chỉ thị nhấn mạnh.

 

Thủ phạm có thể do Cypermethrin

Trước sự lúng túng trong việc xác định nguyên nhân gây bệnh ở tôm nước lợ của các cơ quan chuyên môn, Bộ trưởng Cao Đức Phát đặt nghi vấn “thủ phạm” có thể do Cypermethrin (thuốc diệt giáp xác trong nuôi trồng thủy sản).

 

Về nghi vấn này, Viện trưởng Viện Môi trường Nông nghiệp Nguyễn Hồng Sơn cho biết kết quả xét nghiệm các mẫu nước của ao nuôi tôm tại các tỉnh phía Nam trong thời gian qua cho thấy nồng độ Cypermethrin dao động từ 0,016 đến 0,032 ppb (phần tỉ). Trong khi đó, các thí nghiệm cho thấy với nồng độ Cypermethrin trong nước đạt 0,05 ppb thì tôm bị chết ngay lập tức. “Đây chỉ là thí nghiệm tức thời nên cần nghiên cứu sâu hơn để có kết luận chính xác” - ông Sơn nhìn nhận.

Trước việc Cypermethrin được đưa vào “tầm ngắm”, Cục Bảo vệ Thực vật đã quyết định tạm dừng nhận hồ sơ đăng ký khảo nghiệm và cấp giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thức vật chứa hoạt chất Cypermethrin.

NLĐ
Đăng ngày 25/06/2012
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 17:38 17/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 17:38 17/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 17:38 17/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 17:38 17/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 17:38 17/12/2024
Some text some message..