Từ né lũ đến đón lũ

Cần chuyển đổi tận gốc từ tư duy chống lũ, né lũ, chung sống với lũ đến chủ động đón lũ và vượt lên đỉnh lũ

Từ né lũ đến đón lũ
Lũ về sẽ giúp cho người dân bắt được nhiều cá, tôm Ảnh: NGỌC TRINH

Mùa nước nổi ở Tây Nam Bộ mà mấy chục năm qua bị quen gọi là mùa lũ vốn có từ ngàn đời với vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành, tồn tại của vùng đất này. Nói theo các nhà khoa học, lũ tham gia kiến tạo và phát triển đồng bằng.

"Lũ miền Tây" mặc dù là một hiện tượng lũ lụt nhưng đối với người dân đồng bằng thì không phải thiên tai. Nước về nhiều, tuy ngập lụt nhưng có tác dụng rất lớn trong tháo chua, rửa phèn, tiêu diệt mầm bệnh, vệ sinh đồng ruộng, đặc biệt là bồi đắp phù sa. "sống chung với lũ" bằng việc thay đổi phương thức canh tác nông nghiệp và đa dạng hóa sinh kế,

Từ "chống lũ" những năm 1975-1990, thực tiễn đã dạy các cấp chính quyền vùng ĐBSCL kinh nghiệm "né lũ", rồi hình thành chủ trương và cách làm thể hiện "ý Đảng, lòng dân" trong việc "sống chung với lũ" như kinh nghiệm dân gian ngàn đời. Từ việc hồ hởi làm đê bao cục bộ để sản xuất lúa bằng mọi giá cho chương trình an ninh lương thực và quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, ĐBSCL dần chuyển sang tư duy "chén cơm ngon" hơn "chén cơm đầy", hướng đến thu nhập, giá trị lợi nhuận cao hơn.

Mấy năm qua, miền Tây vắng bóng mùa lũ, kèm theo là hệ quả của việc mất một lượng lớn phù sa và dân cư mất sinh kế mùa nước nổi. Năm 2016, vùng này còn gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử do hạn, mặn. Theo quy luật, khi tài nguyên nước sông Mê Kông sụt giảm nghiêm trọng, thiếu hụt một lượng lớn phù sa bồi đắp, làm đồng ruộng "suy dinh dưỡng" ảnh hưởng nặng nề đa dạng sinh học. Nguồn lợi thủy sản, nhất là các loài đặc trưng sông nước Mê Kông, cạn kiệt. Hiện tượng lũ tràn đồng khan hiếm do các quốc gia đầu nguồn xây đập thủy điện, "trích máu dòng sông" bằng các dự án chuyển nước sông Mê Kông và tác hại của đê bao cục bộ trong vùng làm cho các dòng sông "đói phù sa", đổi dòng hung bạo tạo sạt lở và làm mất "chiếc áo giáp phù sa" bảo vệ bờ biển đồng bằng. Việc chạy đua "quay vòng hệ số sử dụng đất" trong sản xuất nông nghiệp khiến "lũ đẹp" không vào được nội đồng.

Lũ ở ĐBSCL năm 2017 cần được xem như liều "thuốc thử" để đánh giá kết quả những nỗ lực củng cố triết lý "sống chung" với khô hạn, biến đổi khí hậu, nước biển dâng lẫn "sống chung" với lũ, vượt lên đỉnh lũ. Hơn cả những cơn lũ lớn hay các trận hạn, mặn lịch sử là những cơn lũ hay hạn, mặn khác. Đó là thách thức của người đồng bằng cần vượt lên nghèo khó, tụt hậu so với các vùng miền khác và xu thế phát triển chung.

Làm sao để nông dân ĐBSCL có thể kiếm sống và làm giàu bằng nghề nông? Lời giải cần có sự tiếp cận đa ngành, quy mô sản xuất lớn hơn, tích tụ ruộng đất nhiều hơn để thích nghi phương thức sản xuất chuyên nghiệp hơn. Cần chuyển đổi tận gốc từ tư duy chống lũ, né lũ, chung sống với lũ đến chủ động đón lũ và vượt lên đỉnh lũ để hướng đến một ĐBSCL an toàn, trù phú và phát triển bền vững trong tương lai.

Không thể ứng phó ngắn hạn

Từ bài học trong quá khứ và hiện tại, cần xem những tín hiệu "lũ sớm, nước lên cao" của cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo về một mùa lũ năm 2017 bằng tâm thế bình tĩnh, tích cực và chủ động. Không thể ứng phó ngắn hạn như "đèn cù" từ "chống hạn" năm trước sang "chống lũ" năm nay. Chính quyền và người dân không ngồi chờ nhưng cũng không đổ tiền vội vã vào các công trình cục bộ. Bài toán cân bằng tổng thể và yêu cầu "chi phí - lợi ích" cần được đặt ra trước tiên cho bất kỳ quyết định đầu tư công trình vội vã nào.

Báo Người Lao Động
Đăng ngày 07/08/2017
Hữu Hiệp
Môi trường

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 14:14 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 14:14 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 14:14 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 14:14 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 14:14 20/04/2024