Từ nuôi lươn thoát nghèo đến mô hình kinh tế doanh thu hàng tỷ đồng

Khởi nghiệp từ năm 2017 với 5 bể lươn đồng, đến nay, mô hình kinh tế nuôi lươn, ốc và cua đồng của anh Nguyễn Văn Sơn (SN 1976, ở thôn Trí Nang, xã Thạch Kênh, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã mang lại doanh thu hàng tỷ đồng/năm.

mô hình nuôi kết hợp
Anh Nguyễn Văn Sơn (SN 1976, ở thôn Trí Nang, xã Thạch Kênh, Thạch Hà, Hà Tĩnh) với mô hình nuôi kết hợp.

Năm 2017, khi biết đến mô hình nuôi lươn đồng đưa lại hiệu quả kinh tế cao, anh Nguyễn Văn Sơn đã bàn với vợ là chị Nguyễn Thị Tươi (SN 1978) đầu tư nuôi thử nghiệm 5 bể lươn với số vốn ban đầu gần 100 triệu đồng để thoát nghèo.

nuôi lươn

Để đàn lươn sinh trưởng tốt, đều đặn mỗi ngày, chị Tươi chuẩn bị cá và ốc xay nhuyễn để làm thức ăn cho lươn. Nhờ cách chăm sóc thân thiện với môi trường này mà đàn lươn của chị cho chất lượng thịt tốt, đem lợi nhuận kinh tế cao. Bằng sự kiên trì, không ngừng học hỏi, vợ chồng anh Sơn đã thành công với mô hình, từng bước vươn lên trở thành hộ khá của địa phương.

thức ăn lươn

Từ 5 bể lươn ban đầu, đến đầu năm 2019, vợ chồng anh Nguyễn Văn Sơn đã nhân lên được 12 bể. Hiện tại, trung bình mỗi năm vợ chồng anh Sơn xuất bán được 3 tấn lươn thịt loại 5 con/kg, với giá bán 300 nghìn đồng/kg, đã đem lại nguồn thu gần 900 triệu đồng.

nuôi lươn

Các bể nuôi lươn bằng xi măng được anh Sơn đầu tư bài bản, mỗi bể rộng 8 m2, đáp ứng nhu cầu phát triển tốt nhất cho lươn.

nuôi ốc

Thành công từ mô hình nuôi lươn đã giúp anh Sơn mạnh dạn đầu tư sang những vật nuôi có giá trị khác. Táo bạo làm ăn, cuối năm 2019, anh Sơn quyết định mở rộng mô hình kinh tế với việc nuôi thêm 5 ao ốc bươu đen.

nuôi ốc

Anh Sơn chia sẻ: "Với mong muốn mở rộng mô hình kinh tế, cuối năm 2019, tôi đã đi tham khảo mô hình nuôi ốc bươu đen ở Quảng Bình. Nhận thấy loài ốc này không đòi hỏi chi phí cao cũng như cách nuôi không quá khó nên vợ chồng tôi quyết định đầu tư thêm 100 triệu đồng để mua ốc giống thả vào 5 ao nuôi của gia đình".

Anh Sơn cho biết, khi bắt tay vào nuôi ốc, do điều kiện thời tiết, môi trường có ít khác biệt so với những kiến thức mà anh tham khảo thực tế nên lứa ốc đầu tiên phát triển chậm, bị chết khoảng 40%.

Không nản lòng, anh Sơn quyết chí, tiếp tục tìm hiểu thêm kỹ thuật nuôi ốc từ các trang trại lớn trong tỉnh và tham gia các lớp tập huấn do địa phương tổ chức để trau dồi thêm kỹ năng nuôi loài “vàng đen” này.

Không phụ công người chăm sóc, trong lứa nuôi tiếp theo, 5 ao “vàng đen” của vợ chồng anh Sơn sinh trưởng và phát triển tốt. Năm 2021, anh xuất bán được 4 tấn ốc thịt, với giá 100 nghìn đồng/kg, thu về 400 triệu đồng.

ốc thương phẩm

Ngoài việc nuôi ốc bươu đen thương phẩm, anh Sơn còn phát triển nuôi ốc giống nhằm tạo nguồn giống cho gia đình cũng như xuất bán cho nhiều hộ nuôi khác trên phạm vi cả nước.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi ốc giống, anh Sơn cho biết: Ốc bươu đen là loài có thời gian sinh sản từ tháng 3 đến tháng 11 âm lịch. Trứng ốc mới đẻ có màu trắng trong và chuyển sang trắng đục khi sắp nở. Lúc này cần để ý thu gom trứng ốc và bắt đầu chăm sóc đặc biệt.

trứng ốc

Khi ốc đẻ trứng cần gom, phân loại các tổ trứng và phun nước hằng ngày để tạo môi trường ẩm thích hợp cho trứng ốc phát triển. Thông thường, ốc sau khi nở khoảng 10 ngày đã có thể xuất bán. Nhờ giống tốt, đồng đều nên ốc của anh Sơn được thị trường đánh giá tốt, khách hàng đặt mua liên tục. Trong năm 2021, việc bán ốc giống đã đưa về cho anh Sơn khoản thu hơn 300 triệu đồng.

ốc giống

Đối với ốc nuôi, từ lúc nở cho đến khi thu hoạch cần 4 - 5 tháng. Khi ốc đạt trọng lượng thương phẩm từ 30 - 35 con/kg thì có thể tiến hành xuất bán.

ốc giống

Cũng theo anh Sơn, khi nắm được rõ kỹ thuật thì việc nuôi ốc bươu đen không quá khó, loài ốc này dễ chăm sóc, lại có thời gian thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận cao. Nguồn thức ăn cũng là những thứ có sẵn trong vườn như: lá sắn, xơ mít, các loại rau - củ - quả... Mỗi ngày chỉ cần cho ốc ăn 1 lần, lượng thức ăn được điều chỉnh theo khả năng ăn của ốc.

nuôi ốc

Trong ao nuôi ốc giống sinh sản, anh Sơn đã bố trí các mô đất để ốc thuận tiện lên đẻ.

Hiện tại, gia đình anh Sơn đã có 5 ao nuôi ốc thịt, một bể nuôi ốc đẻ và một bể ốc giống. Ốc giống, ốc thịt nuôi đến đâu bán hết đến đó; nhờ vậy, anh Sơn hoàn toàn yên tâm để gắn bó với đối tượng nuôi này.

Với kinh nghiệm nuôi ốc bươu đen của bản thân, anh Sơn cho biết, loài này tuy sống dưới bùn nhưng lại rất ưa sạch, môi trường là điều sẽ quyết định đến sự sống của ốc. Vì thế, người nuôi cần vệ sinh ao nuôi, xử lý môi trường nước bằng vôi, men vi sinh và thường xuyên thay nước trong ao để đảm bảo cho ốc có điều kiện phát triển tốt nhất.

nuôi cua đồng

Ngoài nuôi lươn, ốc bươu đen, cuối năm 2020, anh Sơn còn tìm tòi, cần mẫn thử nghiệm mô hình nuôi cua đồng trên diện tích 1 sào ruộng của gia đình.

Sau 2 năm nuôi cua đồng tại ruộng, anh Sơn đã có thu nhập khá từ loài nuôi này. Mỗi năm, anh xuất bán được gần 3 tấn cua, với giá bán 100 nghìn đồng/kg đã cho gia đình thu nhập gần 300 triệu đồng. (Trong ảnh: Anh Sơn kiểm tra lại bờ ruộng để chuẩn bị nuôi lứa cua đồng tiếp theo).

Anh Sơn phấn khởi cho biết: "Sau 5 năm phát triển, đến nay, mô hình kinh tế nuôi lươn, ốc và cua đồng của gia đình đã cho tổng thu nhập gần 2 tỷ đồng/năm, sau khi trừ các chi phí, lãi ròng gần 1 tỷ đồng/năm. Thời gian tới, nếu thuê được thêm đất ruộng, tôi sẽ mở rộng quy mô nuôi ốc và cua đồng, từng bước nâng doanh thu và lợi nhuận kinh tế cho gia đình. Đặc biệt, tôi sẽ sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho những ai đam mê loài vật nuôi này để làm giàu".

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 26/05/2022
Văn Chung
Nông thôn

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá đem lại thu nhập bền vững

Bình Định là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển khoảng 134 km, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy sản lợ mặn.

Nuôi ghép tổng hợp
• 14:07 27/09/2023

Bình Định: Tập huấn ứng dụng công nghệ trong câu tay cá ngừ đại dương

Sáng ngày 25.9, tại UBND phường Tam Quan Nam (TX Hoài Nhơn), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Hoài Nhơn phối hợp với Trung tâm khuyến nông tổ chức tập huấn “Quy trình ứng dụng công nghệ nano ni tơ trong bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu”.

Cá ngừ đại dương
• 10:41 26/09/2023

Bình Định tiếp tục tăng cường công tác phối hợp phòng chống khai thác IUU

Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng: Hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư của một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin… đã gia tăng số lượng tàu tuần tra, tăng tần suất các hoạt động truy quét, tuần tra, giám sát trên biển và xử lý kiên quyết, cứng rắn đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động đánh bắt trên vùng biển của họ và các vùng biển chồng lấn, vùng biển giáp ranh và có tranh chấp với nước ta.

Tàu cá
• 10:14 25/09/2023

Bình Định: Dự án cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Chiều ngày 15.9.2023, Sở NN & PTNT Bình Định đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức làm việc với Đoàn chuyên gia của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) để hoàn thiện Văn kiện dự án “Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam”.

Quang cảnh
• 11:49 16/09/2023

Nuôi tôm 3 giai đoạn là gì? Những lưu ý cần thiết cho từng giai đoạn

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy nhiên mô hình này chỉ thực sự phổ biến tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Do đó, vẫn còn nhiều người băn khoăn rốt cuộc nuôi tôm 3 giai đoạn là như thế nào?

Mô hình nuôi tôm
• 23:16 27/09/2023

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá đem lại thu nhập bền vững

Bình Định là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển khoảng 134 km, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy sản lợ mặn.

Nuôi ghép tổng hợp
• 23:16 27/09/2023

Điểm qua một số loại tôm phổ biến trên thị trường hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tôm được bày bán. Điều này tạo điều kiện cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Song, cũng gây không ít khó khăn cho nhiều người trong việc phân biệt điểm giống, khác giữa một “rừng tôm” như thế.

Loài tôm
• 23:16 27/09/2023

Vai trò của PCR trong kiểm tra an toàn sinh học thức ăn thủy sản

Hiện nay, tồn tại nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến việc sử dụng PCR làm tiêu chuẩn vàng để phát hiện mầm bệnh khi áp dụng vào tình trạng an toàn sinh học của thức ăn thủy sản có công thức.

Thức ăn tôm
• 23:16 27/09/2023

Độc cấp tính của thuốc trừ sâu Padan 95SP đến tỷ lệ sống của cá chép

Nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong kinh tế Việt Nam. Trong trồng trọt, con người đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để trừ dịch hại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật. Nhóm thuốc có gốc lân hữu cơ và Carbamate được người dân sử dụng thường xuyên trong canh tác lúa ở ĐBSCL.

Cá chép
• 23:16 27/09/2023